NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY NÂU CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TRỒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Phạm Thị Thanh Mai
  • Nguyễn Đình Cường Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Hoàng Thị Kim Hồng Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Võ Thị Mai Hương Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số giống lúa đã được đánh giá về khả năng kháng rầy nâu do Trung tâm Tài nguyên Thực vật, viện Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội cung cấp. Các giống lúa này được gieo trồng trong vụ Hè Thu năm 2010 ở Thừa Thiên Huế để đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm sinh trưởng và năng suất. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành lây nhiễm rầy nâu nhân tạo để bước đầu đánh giá sự thích nghi với điều kiện gieo trồng tại địa phương và khả năng kháng của các giống lúa này đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước sinh trưởng, phát triển tốt và kháng được với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế. Bốn giống lúa này là nguồn vật liệu quan trọng trong việc phát triển và lai tạo các giống lúa kháng rầy nâu có năng suất cao ở Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Lúa kháng rầy, năng suất, quần thể rầy nâu, sinh trưởng, Thừa Thiên Huế, vụ Hè Thu.

References

. Arnon D., Plant Physiology, 24, (1949), 1-15.

. Bùi Bá Bổng, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Ngô Vĩnh Viễn, Mai Thành Phụng, Phạm Văn Dư, Rogelio Cabunagan, Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006.

. Catindig J.L.A., Arida G.S., Baehaki S.E., Bentur J.S., Cuong L.Q., Norowi M., Rattanakarn W., Sriratanasak W., Xia J., Lu Z., Situation of planthoppers in Asia, Planthoppers: new threats to the sustainability of intensive rice production systems in Asia, IRRI, 3, (2009), 191-220.

. Nguyễn Minh Công, Hoàng Trọng Phán, Chu Thị Minh Phương, So sánh một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phẩm chất gạo của giống lúa Tám Thơm đột biến và các dòng lúa đột biến triển vọng từ các giống lúa thuộc loại hình Japonica với con lai F1, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, 1, (2005), 4-9.

. Nguyễn Ngọc Đệ, Giáo trình cây lúa, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2008.

. Lê Đức Diên, Cung Đình Lượng, Hà Duy Thứ, Thực tập lớn Sinh lý thực vật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1968.

. Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên, Nghiên cứu tính độc của 2 quần thể rầy nâu Nilarpavata lugens S. ở Hà Nội và Tiền Giang, Hội nghị khoa học Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005.

. Inger – IRRI, Standard evaluation system for rice, Genetic Resources Centre, Manila, Philippine, 1996.

. Ishii TD, Brar S, Multani DS, Khush GS, Molecular tagging of genes for brown plant hopper resistance and earliness introgressed from Oryza australiensis into cultivated rice, O.sativae, Genome, 37, (1994), 217 – 221.

. Trương Thị Bích Phượng, Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy in vitro và chiếu xạ tia gamma đến sự biến đổi sinh lý, hóa sinh, tế bào và hình thái của cây lúa, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế, 2004.

. Nguyễn Công Thuật, Hoàng Phú Thịnh và Vũ Thị Chai, Kết quả nghiên cứu sự chuyển biến Biotype rầy nâu ở vùng đồng bằng sông Hồng, đánh giá và chọn tạo giống lúa kháng rầy (1996 – 1999), Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1996 – 2000, Viện Bảo vệ thực vật, (2000), 9-16.

.Tanaka K, Matsumura M, Development of virulence to resistant rice varieties in the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae), immigrating into Japan, Applied Entomology and Zoology, 35, (2000), 529-533.

.Võ Tòng Xuân, Trồng lúa năng suất cao, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, 1986.

Published

2013-03-26