ĐIỀU TRA, TINH SẠCH VÀ TÌM HIỂU TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA LECTIN MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU CÔ VE (PHASEOLUS VULGARIS L.)

Authors

  • Cao Đăng Nguyên Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Nguyễn Thị Cẩm Hạnh Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

Abstract

Đã điều tra lectin của 6 giống đậu cô ve thấy rằng cả 6 giống đều có hoạt tính lectin trong đó giống đậu cove hạt trắng dạng bụi (white bean core bush type white seeds) có hoạt tính lectin mạnh nhất, đặc biệt đối với hồng cầu trâu, bò, lợn. Lectin của 6 giống này đều không có biểu hiện đặc hiệu nhóm máu.

Lectin đậu cove hạt trắng dạng bụi hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 300C – 400C, pH 6,8 – 7,6. Các đường α-D-glucose, α-D-galactose, D-mannose, D-fructose, D-saccharide,  D-lactose, D-arabinose và D-manitose ở nồng độ 0,05 – 0,1 M có tác dụng kìm hãm hoạt tính của lectin đậu cove hạt trắng dạng bụi. Lectin này cũng bị kìm hãm bởi protein của một số huyết thanh người và động vật (trâu, bò, lợn).

Đã tinh sạch lectin đậu cove hạt trắng dạng bụi có độ tinh sạch gấp khoảng 52 lần so với dịch thô ban đầu. Trên gel polyacrylamide thấy xuất hiện 5 band có khối lượng phân tử trong khoảng 30 – 97 kDa.

References

. Trương Văn Châu, Tinh chế, nghiên cứu một số tính chất của các lectin từ một số loài thuộc họ đậu (Fabaceae), họ dâu tằm (Moraceae) và khả năng ứng dụng trong y học, Luận án PTS khoa Sinh học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996.

. Cao Phương Dung, Nguyễn Quốc Khang, Tinh chế và tính chất đặc trưng của lectin trai tai tượng (Tridacna squamosa), Tuyển tập nghiên cứu biển, Trung tâm khoa học tự nhiên và cộng nghệ quốc gia viện Hải Dương Học, Tập 5, (1994), 153-162.

. Đỗ Ngọc Liên, Đặc tính kích thích phân bào đối với lympho T của người, của các lectin ở hai loài mít hoang dại (Artocarpus asperulus, A. masticata), Tạp chí khoa học ĐHQG HN, Số 3, (1995), 33-38.

. Cao Đăng Nguyên, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Bá Hai, Tinh sạch và tính chất đặc trưng của lectin một vài loài ốc sóng ở nước ngọt Thừa Thiên Huế, Tạp chí Công nghệ sinh học, Tập 6, Số 4B, (2008), 131-136.

. Fleish, M. and Maider, L., A one step procedure proisolation and resolution of the Phaseolus vulgaris isolectin by affinity chromatography. Biol. Chem. Hoppe – Seyler. Vol 266, (1985), 1029-1032.

. Lowry, O.H.et al, Protein measurement with folinphenol reagent, J.Biol. Chem. 193, (1951), 256 - 257.

. Laemmli U.K., Preparative and newning of acrylamide slab gel, J. Biol. Chem. 80, (1997), 453-465.

. Nguyen Quoc Khang et al., Purification and characterization of the lectin of Artocarpus tonkinensis - lectins: Sigma chimecal company USA. Vol. 6, (1988), 341- 348.

. Sheng-Ce Tao, Yu Li, Jiangbing Zhou, Jiang Qian, Ronald L Schnaar, Ying Zhang, Irwin J Gostein, Heng Zhu and Jonathan P Schneck, Lectin microarrays identify cell-specific and funtionally sigfinicant cell serface glycan marker, Oxford J. Glycobiology Vol 18(10), (2008), 761-769.

Published

2013-03-26