RỪNG NGẬP MẶN TẠI CỬA SÔNG GIANH TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NGẬP NƯỚC

Authors

  • Dương Viết Tình Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Nông Lâm
  • Nguyễn Trung Thành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Abstract

Rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh có diện tích là 22,1 ha, phân bố tại vùng cửa sông và các bãi ngập triều cao với thành phần gồm 23 loài của 17 họ thực vật. Các loài chủ yếu như Trang, Giá, Đước, Vẹt dù chiếm ưu thế về tổ thành. Các nhân tố sinh thái như độ mặn nước, chế độ thủy triều và thể nền có ảnh hưởng đến sự phân bố loài và khả năng sinh trưởng của rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh. Rừng ngập mặn vùng cửa sông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống đê điều và đóng góp đáng kể cho sinh kế của cộng đồng. Việc bảo vệ và phục hồi tài nguyên RNM sẽ cải thiện đáng kể cho đời sống của người dân trong khu vực và sẽ góp phần ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng ven biển miền Trung.

References

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng Số 34/2009/TT-BNNPTNT, 2009.

. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tóm tắt chính sách Xây dựng khả năng phục hồi các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, Hà Nội, 2009.

. Bùi Thị Nga, Huỳnh Quốc Tinh và M. Scheffer, Rừng ngập mặn độ tuổi nhỏ cung cấp lượng lớn vật rơi rụng giàu dưỡng chất cho thủy vực, Tạp chí khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 1, (2004), 42-51.

. Đoàn Đình Tam, Đinh Thanh Giang, Vai trò của rừng ngập mặn và ý thức của người dân về quản lý và sử dụng tài nguyên ven biển (Tại Bàng La - Đồ Sơn và Đại Hợp - Kiến Thuỵ, Hải Phòng), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2009.

. Cục Thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch năm 2008, Nxb. Thống kê, 2009.

Published

2013-03-26