NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA, CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÁ CHUỐI LÀM THỨC ĂN CHO DÊ

Authors

  • Nguyễn Hữu Văn

Abstract

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu vuông latinh gồm có 4 dê, 4 khẩu phần ăn là A (LC): chỉ cho ăn lá chuối; B (LC–RUK): LC có bổ sung thêm RUK (là hỗn hợp Rỉ mật+Urê+Khoáng, với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể); C (LC–SLK): LC có bổ sung thêm sắn lát khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể tính theo vật chất khô ); D (LC–RUK–SLK): LC có bổ sung thêm RUK (với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể) và sắn lát khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể tính theo chất khô). Khi dê được cho ăn khẩu phần hoàn toàn lá chuối thì chúng thu nhận được một lượng khoảng 2,62% tính theo DM so với khối lượng cơ thể. Nhưng khi được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc cả RUK và sắn lát khô thì lượng ăn vào tăng lên, tương ứng là 2,98; 2,83; và 2,87% tính theo DM so với khối lượng cơ thể. Tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, và CP ở dê khi cho ăn khẩu phần hoàn toàn lá chuối lần lượt là  62,0; 64,6; và 59,1%. Tỉ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng này được nâng cao khi dê được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc cả RUK và sắn lát khô. Ở dê chỉ được cho ăn lá chuối thì lượng N thải ra theo phân chiếm tỉ lệ 40,8%, thải ra qua nước tiểu chiếm tỉ lệ 40,6%, và còn lại cho tích lũy chiếm tỉ lệ 18,5% so với lượng thu nhận. Khi được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc cả RUK và sắn lát khô thì tỉ lệ N thải ra theo phân và nước tiểu có xu hướng giảm, ngược lại tỉ lệ N tích lũy tăng đáng kể (p<0,05).

Từ khóa: cân bằng ni-tơ, dê, lá chuối, tỉ lệ tiêu hóa.

References

. AOAC (Association of Official Analytical Chemists), Official methods of Analysis, 15th edn, Vol 1, Washington, DC., USA, 1990.

. Cục Chăn nuôi, Tóm tắt đề án phát triển chăn nuôi dê, cừu giai đoạn 2007 – 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, 2006

. Devendra, C. and G.B.McLeroy, Goat and Sheep Production in the Tropics, Intermediate Tropical Agriculture Series, Longman, London and New York, 1982.

. Ffoulkes, D. and T R Preston, The banana plant as cattle feed: digestibility and voluntary intake of different proportions of leaf and pseudostem, Trop Anim Prod. Vol.3, (1977), 2.

. Nguyễn Xuân Bả, Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt (Hibiscus Rosa Sinensis L.) làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Huế, 2006.

. Van Soest, P. J., J. B. Robertson and B. A. Lewis, Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy Sci. Vol.74, (1991), 3583-3597.

. Viện chăn nuôi quốc gia, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.

Published

2013-03-26