HIỆN TRẠNG CANH TÁC, THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA DỊCH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI CAM LỘ, QUẢNG TRỊ

Authors

  • Trần Thị Thu Hà Trường Đại Học Nông Lâm
  • Nguyễn Tăng Tôn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
  • Trần Nam Thắng Trường ĐH Nông Lâm

Abstract

Cây hồ tiêu là cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Để cải thiện việc quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu, chúng tôi tiến hành điều tra về hiện trạng canh tác và dịch hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị. Diện tích trồng hồ tiêu ở các hộ là không lớn trung bình 0,09-0,19 ha/hộ gia đình. Mật độ trồng 2078,33 - 2083,25 cây/ha. Số hộ có ươm hom giống chiếm 50%, tuy nhiên kỹ thuật ươm hom giống còn hạn chế. Xác định được 8 loại dịch hại, dịch hại chính là bệnh chết chậm (Meloidogyne sp.và Fusarium sp.), bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici), và rệp sáp (Pseudococcus sp.). Tỉ lệ bệnh chết chậm khá cao 15,21- 18,05% nhưng tỉ lệ bệnh chết nhanh và virus thấp. Các vườn tiêu trồng trên những chân đất trồng tiêu lâu năm tỉ lệ bệnh chết chậm là 22,34 % cao hơn nhiều so với những chân đất trồng màu và đất khai hoang. Lượng phân chuồng và vô cơ bón cho cây tiêu giữa 2 huyện có sự cách biệt khá lớn và bón chưa đủ lượng cho cây hồ tiêu.

 

References

Nguyễn Ngọc Châu. 1995. Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Tân Lâm - Quảng Trị, Tạp chí BVTV Số 1/1995.

Đào Thị Lan Hoa, Phan quốc Sủng, Trần Thị Kim Loang, Tôn Nữ Tuấn Nam, Nguyễn Xuân Hoà và Tạ Thanh Nam. 2003. Nghiên cứu bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu tại Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ. Kỷ yếu hội thảo khoa hoc bảo vệ thực vật phục vụ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên ngày 26-27/6/2003 tại Vũng Tàu.

Vũ Thị Nga, Cao Xuân Hà. 2001. Bước đầu nghiên cứu về tuyến trùng và rệp sáp hại tiêu. Tập san KHKT Nông lâm nghiệp 1/2001.

Lê Đức Niệm. 2001. Cây tiêu kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, NXB Lao Động Xã Hội Hà Nội.

Nông Thôn Ngày Nay. 2003. Cây hồ tiêu trước nguy cơ "vỡ" quy hoạch. Chuyên trang hạt tiêu-Trang web Nông nghiệp-Nông thôn Việt Nam. 16 September 2003. http://210.245.64.232/loadasp/hang/hattieu-spec-detail.asp?tn=tn&id=903365.

Phan Quốc Sủng. 2001. Tìm hiểu về kỷ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

Hồ Ngọc Thành. 1993. Bước đầu xác định tác nhân gây bệnh chết héo hồ tiêu, Tạp chí BVTV Số 3/1993.

Nguyễn Vĩnh Trường và CTV. 2002. Bước đầu nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh chết héo hồ tiêu, Hội thảo bệnh cây sinh học phân tử 2002.

Nguyễn Vĩnh Trường và CTV. 2004. Một số kết quả nghiên cứu về bệnh chết héo hồ tiêu ở Quảng Trị, Tạp Chí BVTV số 3/2004.

Nguyễn tăng Tôn. 2005. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khuẩn. Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Viện Khoa Học Miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thành Phố Hồ Chí Minh, 267 p.

Hausbeck MK, Lamour KH. 2004. Phytophtora capsici in vegetable crops: Research progress and management challenges. Plant Disease 88: 1292-1303.

Tran Thi Thu Ha. 2007. Interaction between biosurfactant-producing Pseudomonas and Phytophthora species. PhD thesis. Wageningen University, The Netherlands.

Published

2014-04-14