HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GIỐNG, CANH TÁC, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CAM TẠI NGHỆ AN
Abstract
Miền Tây Nghệ An được mệnh danh là “vương quốc” cam trên núi, với quy mô diện tích lớn và năng suất cao. Tuy nhiên những nghiên cứu đánh giá về hiện trạng giống và canh tác, năng suất và hiệu quả kinh tế ở vùng trồng cam này còn hạn chế. Để làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp phát triển cam phù hợp cho địa phương, góp phần phát triển cam bền vững và đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Hiện nay có 4 giống cam đang được trồng là Vân Du, Xã Đoài, Sương Quýt và Sông Con. Trong đó, cam Vân Du có diện tích lớn nhất (62 %), có chất lượng khá, được thị trường chấp nhận và cam Xã Đoài có nhiều ưu điểm nhất. Các giống có khả năng rải vụ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Đa số các nông hộ sử dụng giống ghép/trấp và bưởi rừng có khả năng chống chịu tốt. Quy mô diện tích/vườn cam từ 7.800 – 9.400 m2/hộ. Số cây/vườn 436 – 477cây, trồng trên đất Bazan (100%), phù sa cổ (50 -56,7%), và đất xám bạc màu (<40%). Năng suất thực thu (NSTT) bình quân 4 giống đạt từ 17,2 - 26,4 tấn/ha, trong đó cam Sông con cho NSTT cao nhất (25 -28 tấn/ha). Tuy nhiên, cùng một giống cam thì nhóm hộ giàu có NSTT (26,4tấn/ha), nhóm hộ khá (25,8 tấn/ha) và nhóm hộ trung bình (17,2 tấn/ha). Cây cam đem lại hiệu quả kinh tế cao, lãi ròng cao ở nhóm hộ giàu (209,4 triệu đ/ha) > nhóm hộ khá (62,6 triệu đ/ha) > nhóm hộ TB (101,8 triệu đ/ha), chỉ số VCR khá cao (3,71- 4,19 lần).
References
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp và niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 2012.
Ngô Hồng Bình. 2006. Kết quả nghiên cứu cây ăn quả vùng duyên hải miền Trung, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy. 2005. Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống cam muộn V2, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Di truyền Nông nghiệp-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.