NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO DƯỚI QUAN ĐIỂM VỀ NHÂN CÁCH

Authors

  • Lê Nam Hải Trung tâm Đào tạo Từ xa, Đại học Huế
  • Hà Thị Hoài Hương

Abstract

Trong tiến trình lịch sử tiến hóa của nhân loại, hoạt động sáng tạo của con người làmột phần không thể thiếu trong hoạt động sống. Sáng tạo từ những vấn đề nhỏ lẻ đã trở thànhmột khoa học không ngừng phát triển, đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều phươngdiện, nhiều góc độ khác nhau: từ góc độ quá trình, góc độ nhân cách, góc độ sản phẩm.Bài viết này, chúng tôi nghiên cứu sáng tạo của con người dưới góc độ nhân cách, coisáng tạo là một thuộc tính nhân cách của con người. Nhân cách sáng tạo được nhìn nhận thôngqua hoạt động của cá nhân khi thực hiện những nhiệm vụ, những công việc nhằm đạt được mụcđích đề ra.Thông qua việc trình bày một số quan điểm về sáng tạo của các nhà khoa học tâm lý,chúng tôi nhấn mạnh một số phẩm chất đặc trưng của nhân cách sáng tạo nhằm cung cấp mộtcái nhìn tích cực về những phẩm chất cần có của con người sáng tạo.

References

Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,

B.Ph.Lomov, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong Tâm Lý học (bản dịch),

Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1983.

Đào Thị Oanh, Vấn đề Nhân cách trong Tâm lí học ngày nay, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,

Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.

Nguyễn Huy Tú, Đề cương bài giảng: Tâm lý học sáng tạo (dành cho các lớp Cao học

tâm lý), Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội, 1996.

Nguyễn Huy Tú, Về tính sáng tạo và chỉ số sáng tạo CQ, trích trong Trí tuệ và đo

lường trí tuệ (Trần Kiều chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

Đức Uy, Tâm lý học sáng tạo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

Published

2013-09-26