CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC KẾT HỢP VỚI TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Authors

  • Nguyễn Tuấn Anh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Abstract

Trong dạy học lịch sử ở Trường phổ thông, do đặc trưng môn học, tài liệu nói chung và đồ dùng trực quan quy ước[1] cùng với tài liệu thành văn[2] nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ phục vụ cho việc hình thành tri thức, mà còn góp phần giáo dục và rèn luyện kỹ năng học tập bộ môn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ trình bày vắn tắt một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn và lấy ví dụ qua dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến 1986 (chương trình nâng cao).


[1] Đồ dùng trực quan quy ước gồm các loại bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu…

[2] Tài liệu thành văn được hiểu là những sử liệu cho ta những thông tin về các sự kiện đã xảy ra được ghi lại bằng chữ viết qua các kênh thông tin khác nhau.

References

. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương Pháp dạy học Lịch Sử, tập 1, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.

. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb. sự thật, Hà Nội, 1984.

. Trần Thanh Phương, Sài Gòn tầng cao, Sài Gòn tầng thấp (Nhật kí), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2000.

. Trần Vĩnh Tường, Tư liệu dạy – học lịch sử 12, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008.

. Trần Vĩnh Tường, Một số vấn đề về bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Tập san khoa học, Đại học Đà Nẵng, số 5, 1998.

. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 45 năm kinh tế Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.

. Đêm trước đổi mới: ký ức thời sổ gạo, http://vietnamnet.vn/psks/2005/12/522781/.

Published

2013-10-09