NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU PHỤC VỤ CHO VIỆC QUY HOẠCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Nguyễn Thám Trường Đại học Sư phạm
  • Phan Văn Trung

Abstract

Trong các nhân tố sinh thái, nhân tố khí hậu tác động đến thực vật nhiều nhất và khó cải tạo nhất nên thực vật buộc phải thích nghi. Vì vậy, nghiên cứu khí hậu để bố trí các loại cây trồng, vật nuôi ở mỗi lãnh thổ cụ thể là điều rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bài viết này tập trung nghiên cứu tài nguyên khí hậu, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và phát triển một số cây công nghiệp dài ngày (CNDN) ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. MỞ ĐẦU

A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn chiếm 52,6% (năm 2005). Việc phát triển một số cây CNDN như cao su, cà phê, hồ tiêu được xem là cây xoá đói giảm nghèo của huyện A Lưới. Tính đến hết năm 2008 cả huyện đã trồng được 600 ha cao su và 820 ha cà phê [3]. Mặc dù vậy, A Lưới còn nhiều tiềm năng để phát triển cây CNDN. Vì thế, nghiên cứu khí hậu huyện A Lưới phục vụ cho phát triển một số cây CNDN là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

References

Nguyễn Văn Cư (2007), Điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện A Lưới, tỉnh Thiên - Huế, Sở khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế.

Hà Văn Hành (2002), Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Địa lý, ĐHKHTN Hà Nội.

Phòng thống kê huyện A Lưới (2008), Niên giám thống kê năm 2008, A Lưới.

Sở khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế (2004), Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trần Thị Thanh Thương (2008), nghiên cứu khí hậu phục vụ quy hoạch cây công nghiệp lâu năm tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ Địa lí, ĐH sư phạm, Huế.

Published

2013-10-11