ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC XÃ HƯƠNG PHONG, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Hoàng Công Tín Trường Đại học Khoa học
  • Tôn Thất Pháp
  • Nguyễn Quang Tuấn
  • Tống Phước Hoàng Sơn

Abstract

Hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong gồm có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ, 1 ngành. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) là loài ưu thế nhất ở khu vực được thể hiện qua các chỉ tiêu như độ bao phủ của cỏ trung bình đạt 35,75%, mật độ thân trung bình 1.906 thân/m2 và sinh khối trung bình đạt 1.361g tươi/m2. Mật độ cỏ biển có mối tương quan chặt chẽ với sinh khối. Loài Halodule pinifolia phân bố đặc trưng ở độ mặn từ 15-19‰ và Ruppia maritima ở độ mặn từ 10-15‰.

Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS bản đồ phân bố thảm cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong lần đầu tiên được xây dựng. Diện tích phân bố cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong được ước tính 76,79 ha và tập trung ở 3 khu vực chính: Vân Quốc Đông 27,5 ha, Cồn Sáo có diện tích 17,57 ha và Cồn Tè 31,72 ha. Đây được xem là nguồn thông tin có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho quản lý, định hướng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước xã Hương Phong nói riêng và vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế nói chung.

Từ khóa: Thảm cỏ biển, đất ngập nước, viễn thám và GIS.

Author Biography

Hoàng Công Tín, Trường Đại học Khoa học

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải, Trường Đại học Khoa học Huế

References

Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Tập I-III, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

Tôn Thất Pháp (chủ biên), Lương Quang Đốc, Mai Văn Phô, Lê Thị Trễ, Phan Thị Thuý Hằng, Nguyễn Văn Hoàng, Võ Văn Dũng, Hoàng Công Tín, Trương Thị Hiếu Thảo, Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb. Đại học Huế, 2009.

Tống Phước Hoàng Sơn, Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu hiện trạng phân bố hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ. Sở Khoa học-Công nghệ Khánh Hoà, 2007.

Nguyễn Văn Tiến, Cỏ biển Việt Nam, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

English S., Wilkinson C. and Baker V., Survey manual for tropical marine resources. Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia, 1994.

Margarita T. dela Cruz, Seagrass, seaweed monitoring, In FRMP/UPVFI, Post RSA San Pedro Bay, RSA Handbooks, UPV Tacloban College, Tacloban City, Philippines, Vol 4, (2003), 63 - 75.

Short F.T., McKenzie L.J., Coles R.G., Vidler K.P., Gaeckle J.L., Seagrass Net manual for scientific monitoring of seagrass habitat, Worldwide edition. University of New Hampshire Publication, 2006.

Published

2013-10-11