ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI KHU VỰC NHỊ BẬC QUÁ TRÌNH DỊCH CHUYỂN TRỌNG LỰC ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Nguyễn Thị Thanh Nhàn Bộ môn Địa chất công trình - Địa chất thủy văn - Khoa Địa lý - Địa chất - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Abstract

Các quá trình sườn dốc nói chung và quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá từ sườn dốc, mái dốc nói riêng rất đa dạng về cơ chế, loại hình và quy mô dịch chuyển. Đây là một trong các quá trình tự nhiên đe dọa thường trực cuộc sống, đòi hỏi con người phải sớm tiếp cận, tìm cách tránh né, lựa chọn giải pháp phòng chống thích hợp với từng loại hình tai biến địa chất này. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích một số đáng kể các bảng phân loại tương đối phổ biến, có giá trị nhất định, tác giả đề xuất sơ đồ phân loại khu vực nhị bậc (loại và dạng) quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá từ sườn dốc, mái dốc vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Từ đó giúp cho công tác điều tra nghiên cứu, phòng chống các quá trình địa chất sườn dốc ở ngay địa bàn nghiên cứu cũng như trên lãnh thổ đồi núi nước ta hợp lý hơn.

References

Ban quản lý dự án 4 - Trung tâm kỹ thuật đường bộ 4, Dự án bền vững hoá công trình do mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường Hồ Chí Minh đoạn đường từ Quảng Bình - Kom Tum, Trung tâm kỹ thuật đường bộ 4 Thành phố Vinh - Nghệ An 2010.

Đranhicov A.M, 1949, “Phân loại trượt Ucraina”, Tuyển tập công trình khoa học Viện khí tượng - thủy văn Kiev, Tập 2 (bản tiếng Nga).

Emelianova E.P, 1972, Quy luật cơ bản của quá trình trượt, NXB Neđra, Moxcơva (bản tiếng Nga).

Fixenco G.L, 1965, Ổn định bờ mỏ và bãi thải, NXB Neđra, Moxcơva (bản tiếng Nga).

Dương Học Hải, Hồ Chất, 1986 “Phòng chống các hiện tượng phá hoại nền đường miền núi”, NXB KHKT, Hà Nội.

Nghiêm Hữu Hạnh, 2008 “Một số giải pháp quản lý, phòng chống tai biến trượt lở ở vùng núi Việt Nam”, Báo cáo khoa học hội thảo khoa học toàn quốc về tai biến địa chất và giải pháp phòng chống, Hà Nội.

Nguyễn Đức Lý, 2008, “ Nghiên cứu hiện tượng trượt đất đường giao thông miền núi tỉnh Quảng Bình và đề xuất giải pháp phòng chống (đoạn Đá Đẽo đường Hồ Chí Minh và đường 12A”, Luận văn Thạc Sĩ Địa chất, Đại học Huế.

V.D Lomtadze , 1982, “ Địa chất công trình - Địa chất động lực công trình”, NXB ĐH & THCN, Hà Nội.

Published

2016-10-06

Issue

Section

Khoa học Tự Nhiên