TÁC ĐỘNG CỦA MANNITOL ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHA ĐAM (ALOE VERA L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO

Authors

  • Hoàng Thị Kim Hồng Khoa Sinh học, Đại học khoa học Huế
  • Trương Thị Bích Phượng
  • Trương Văn Phong
  • Mai Văn Biên

Abstract

Bài báo này trình bày kết quả đạt được trong nghiên cứu ảnh hưởng của mannitol đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nha đam (Aloe vera L.) nuôi cấy in vitro. Đoạn thân và đỉnh sinh trưởng tách từ cây nha đam in vitro được cấy lên môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) có bổ sung 8 g/l agar, 30 g/l saccharose, 1g/l than hoạt tính, 1,0 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l NAA, pH 5,8. Trên môi trường này đoạn thân và đỉnh sinh trưởng của cây nha đam in vitro tái sinh cụm chồi rất tốt với trung bình tương ứng là 11,13 chồi/mẫu và 12,2 chồi/mẫu. Chồi đơn tách từ cụm chồi in vitro tạo rễ, sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA. Cây nha đam in vitro được xử lý với manitol ở các nồng độ thay đổi từ 1-16% để gây hạn sinh lý trong khoảng thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý mannitol ở nồng độ thấp (1-4%) ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nha đam in vitro, tuy nhiên khi xử lý mannitol ở nồng độ cao hơn (8, 10, 14%) gây giảm mạnh khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nuôi cấy, đặc biệt khi xử lý mannitol ở nồng độ 16% gây tổn thương rất lớn đến hình thái lá và khả năng sinh trưởng của mẫu thí nghiệm.

Từ khóa: in vitro, mannitol, nha đam, phát triển, sinh trưởng.

Author Biography

Hoàng Thị Kim Hồng, Khoa Sinh học, Đại học khoa học Huế

Tổ trưởng bộ môn

References

Aggarwal D, Barna KS, Tissue culture propagation of Elite plant of Aloe vera Linne, Journal Plant Biochemistry Biotechnology, (2004), 13: 77-79.

Davood H, Behzad K, Rapid micro-propagation of Aloe vera Linne via shoot multiplication, African Journal of Biotechnology, (2008), 7 (12): 1899-1902.

Dittrich P, Campbell WH, Black CC, Phosphoenolpyruvate carboxykinase in plants exhibiting crassulacean acid metabolism, Plant Physiology, (1973), 52: 357-61.

Hoang Thi Kim Hong, Physiological function of mitochondrial malate decarboxylation in typical Crassualacean acid metabolism (CAM) species, Annals of Biological Research, (2012), 3(1): 107-113.

Kondo A, Nose A, Ueno O, Leaf inner structure and immunogold localization of some key enzymes involved in carbon metabolism in CAM plants, Journal of Experimental Botany, (1998), 49 (329): 1953-1961.

Lutts S, Kinet JM, Bourhamont J, Effects of various salt and of mannitol on ion and proline accumulation in relation to osmotic adjustment in rice (Oryza sativa L.) Callus cultures, Journal Plant Physiology, (1996), 149: 186-195.

Nguyễn Hoàng Lộc, Cao Đăng Nguyên, Võ Châu Tuấn, Lê Thị Thính, Ảnh hưởng của mannitol đến động thái tích lũy lectin trong nuôi cấy callus lúa (Oryza sativa L.), Tạp chí Sinh học, (2000), 22 (3b): 92-95.

Nguyễn Thị Thái Thanh. Nghiên cứu nuôi cấy in vitro cây lô hội (Aloe vera L.). Luận văn tốt nghiệp, Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, (2011).

Murashige T, Skoog F, A revised medium for rapid growth and bioassay with tobacco tissue cultures, Physiology Plantarum, (1962), 15: 473-497.

Trần Thị Liên, Đoàn Thanh Nhàn, Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân cây lô hội (Aloe vera L.), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2005) 1: 45-47.

Published

2014-07-01