TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN CỪU NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT NUÔI THỦY AN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC TẨY TRỪ

Authors

  • Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Nguyễn Xuân Bả
  • Bùi Văn Lợi

Abstract

Chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm 56 mẫu phân của 14 cừu Phan Rang nuôi thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm xác định thành phần loài kí sinh, tỷ lệ, cường độ nhiễm và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy ký sinh trùng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cừu là 100% gồm có 6 loài thuộc ba lớp Trematoda (sán lá), Nematoda (giun tròn), Protozoa (đơn bào), không có ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda (sán dây). Có 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda. Có 80% cừu bị nhiễm Strongyloides sp. ở mức độ (+), 37,50% cừu nhiễm Trichocephalus sp. ở mức độ (++) và 42,86% cừu nhiễm Trichostrongylidae ở mức độ nhiễm (+++). Sử dụng thuốc Nitroxinyl để tẩy Trematoda có hiệu lực cao hơn so với Albendazol (75% so với 50%). Đối với Nematoda thì hiệu quả tẩy của thuốc Albendazol (33,33%) cao hơn Levamisol HCl (25%).

Từ khóa: cừu, kí sinh trùng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu quả điều trị.

References

. Đinh Văn Bình, Nguyễn Đức Tưởng, Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp để nâng cao sản xuất của giống cừu Phan Rang trong chăn nuôi nông hộ, Đề tài cấp nhà nước, 2005, http://rumenasia.org/vietnam.

. Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Ngọc Thiểm, Nghiên cứu giải pháp tổng thể để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng của giống cừu Phan Rang trong chăn nuôi nông hộ, Báo cáo 6 tháng đầu năm đề tài cấp bộ (2006-2010).

. Benedek, L. - Allatory. Lapok 66: 139 (1943) - F. A. Happichd D, .V.M. and J. C. Boray D, V. M., Quantitative diagnosis of chronic fasciolosis - Comparative Studies on Quantitative Faecal Examinations for Chronic Fusciolu hepatica Infection in Sheep, Australian Veterinary Journal, Vol. 45, July, 1969.

. Dőbel, D. (1963) – Amelie Kraemer geb. Reese (2005), Validierung ausgewählter koproscopischer Untersuchungsmethoden zum direkten Nachweis parasitärer Stadien verschiedener Parasitenspezies der Haussäugetiere. Inaugural Dissertation zur Erlangung des Grades einer Doktorin der Veterinärmedizin durch die Tierärztliche Hochschule Hannover, Hannover, 2005.

. Drozdz J., Malczewski, Nội kí sinh và bệnh kí sinh vật ở gia súc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1971.

. P. Dorny, E. Romjali, K. Feldman, A. Batubara and V. S. Pandey, Studies on the efficacy of four anthelmintics against Strongyle infection of sheep in North Sumatra, Indonesia, AJAS 1995 vol. 8 (No. 4) p. 348

. Stoll RN, et al. Am J Hyg 1926;6:134–145 - O. R. Lee, W. K. Lee, B. H. Yun and K. M. Lee, A comparison of the efficiency of the three egg count techniques, Korean J Parasitol,10(2), Aug 1972, 90-94.

. Dinka Ayana, Getachew Tilahun, Wossene Abebe, Study on Eimeria and Cryptosporidium infections in sheep and goats at Elfora export abattoir, Debre-zeit, Ethiopia, Turkish Journal of Veterinary and Animal Sciences, 2009.

Published

2012-05-09