PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BÒ THỊT TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

Authors

  • Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế

Abstract

Dựa trên phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị với việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 90% bò thịt được thu mua bởi các thương lái và phần lớn được đưa đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Đà nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khi đó lượng bò thịt tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh Bình Định còn rất hạn chế và có sự khác biệt lớn giữa các huyện và thành phố Quy Nhơn. Trong chuỗi giá trị bò thịt còn tồn tại nhiều trở ngại do năng lực hạn chế của người chăn nuôi và thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Do tồn tại nhiều trung gian, thiếu thông tin và thị trường thường bị chia cắt. Trong một phân đoạn thị trường nhỏ, các thương lái thường có sự thỏa thuận ngầm với nhau nhằm ghìm giá bò ở mức thấp. Hậu quả là nông dân thường chịu nhiều thua thiệt khi mà giá bán bò thường thấp, thông tin giá và người đóng vai trò quyết định giá thường là do thương lái. Kết quả là người chăn nuôi bò thường phải gánh chịu chi phí gia tăng cao nhất nhưng lại được hưởng lợi thấp hơn so với thương lái, lò mổ và các hộ kinh doanh thịt.     

References

Fearne, A., Martinez M., Dent, B., (2012). Dimesions of sustainable value chains: implications for value chain analysis.Supply chain management-an international JOURNAL Volume: 17 Issue: 6

GTZ Eschborn (2007). Cẩm nang ValueLinks: Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị.

Kaplinsky, R. 1999. “Globalisation and unequalisation: What can be learned from value chain analysis”. The Journal of Development Studies 37:2, 117-146

Kaplinsky, R. & Morris, M. (2001). A handbook for value chain research. Prepared for theIDRC.

Kaplinsky, R. (2004). Spreading the Gains from Globalization: What Can Be Learned from Value-Chain Analysis? Problems of Economic Transition, vol. 47, no. 2, June 2004

M4P (2009). Making value chain works better for the poor-A toolbook for practictioners of value chain analysis. Making Market Works Better For The Poor Group.

Porter, M. E (1985). Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, N. York: The Free Press.

United Nations Industrial Development Organization-UNIDO (2009). Agro-value chain analysis and development: The UNIDO Approach.

Published

2015-10-03

Issue

Section

Kinh tế và Phát triển