Lợi ích – chi phí mô hình Biogas ở các nông hộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Authors

  • Phan Văn Hòa Trường Đại học Kinh tế

Abstract

Thừa Thiên Huế là tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ có điều kiện phát triển ngành nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình từ đó khuyến khích đầu tư sử dụng hầm khí sinh học biogas, xử lý chất thải, sử dụng sản phẩm khí làm chất đốt đun nấu, thắp sáng, phân bón...

Mặc dù từ năm 2003 đến nay, dưới sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, đặc biệt Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Chính phủ Hà Lan tài trợ đã hỗ trợ xây dựng nhiều hầm khí biogas, tính đến năm 2013 đã có 4.110 công trình quy mô hộ gia đình được xây dựng và sử dụng trên địa bàn. Tuy nhiên so với số hộ gia đình chăn nuôi hiện có thì số lượng này là quá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư ban đầu cao và nhiều hộ chưa hiểu rõ lợi ích mà hầm khí sinh học biogas mang lại về kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, một hầm biogas có thể tích 7,8 m3, cần số tiền đầu tư ban đầu 7,6 triệu đồng nhưng có thể đem lại lợi nhuận bình quân 2,6 triệu đồng/năm và sau 3 năm thu hồi vốn.

Để mở rộng diện áp dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế hầm khí biogas, tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động người dân; có chính sách tín dụng hợp lý hỗ trợ phát triển chăn nuôi và xây dựng hầm khí; tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, xây dựng, lắp đặt và hướng dẫn người dân sử dụng an toàn, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Author Biography

Phan Văn Hòa, Trường Đại học Kinh tế

- Phó trưởng Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo Sau đại học - Phó trưởng Bộ môn Kinh doanh nông nghiệp

References

Nguyễn Lân Dũng (2012), Cần phát triển khí sinh học, http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2012/07/20/caobn_pha_t_triar_n_kha_sinh_har_c

Nguyễn Quang Khải (2009), Thiết bị khí sinh học KT1 và KT2, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

Lê Văn Quang, Công nghệ Biogas – mô hình xử lý chất thải.

Trần Võ Hùng Sơn (2003), Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thanh Sơn (2009), Sổ tay sử dụng khí sinh học, Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2011.

Lê Thị Thủy (2009), Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện hầm Biogas trong quy mô hộ gia đình.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam - http://www.biogas.org.vn/vietnam/

Published

2014-05-13