KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN CHƯƠNG CHỊU ẢNH HƯỞNG ĐẠO MẪU (KHẢO SÁT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TRUNG ĐẠI)

Authors

  • trần thanh nhị trường Đại học sư phạm

Abstract

Không gian nghệ thuật trong những tác phẩm chịu ảnh hưởng tín ngưỡng thờ Mẫu cho thấy quan niệm của người xưa về thế giới. Thế giới được phân chia thành các miền, các phủ: thiên phủ, thoải phủ, nhạc phủ, địa phủ đặt dưới quyền cai quản của Mẫu. Sự dịch chuyển, thay đổi không gian nghệ thuật trong các tác phẩm đứng trên phương diện thi pháp học là nhằm tạo phông nền, tạo cảnh cho chân dung, tính cách nhân vật trở nên nổi bật và khiến cho mạch kể của tác phẩm được phát triển toàn diện. Nhờ sự dịch chuyển và thay đổi không gian mà người đọc có thể cảm nhận được sự bao la, huyền diệu vô cùng vô tận của thế giới và quyền năng, sức mạnh siêu phàm của Mẫu. Không gian và sự thay đổi không gian trong các tác phẩm trên phản chiếu ước mơ, khát vọng của con người vào một không gian kì ảo được sự bảo trợ, chở che của các thế lực siêu nhiên. Nó như là một sự bù đắp cho sự khuyết thiếu của hiện thực không có được.

 

 

Author Biography

trần thanh nhị, trường Đại học sư phạm

Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Ngữ văn

References

Jean Chevaliev, Alain Gheerborant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng.

Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motip, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

A.JA.Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín nguỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Edward Tylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Nguyễn Ước (2009), Đại cương triết học đông phương, NXB Tri thức.

Published

2014-07-04