NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Anabas testudineus NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Trương Thị Hoa Trường Đại học Nông Lâm
  • Trần Quang Khánh Vân

Abstract

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thành phần ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông nuôi tại Thừa Thiên Huế. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 200 mẫu cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá giống và cá thịt, đã xác định được 6 giống ký sinh trùng trên cá (Trichodina,  Dactylogyrus, Gyrodactylus, metacercaria của  Centrocestus,  Philometra và   Cathayacanthus) thuộc 5 lớp (Oligohymenophorea, Monogenea, Trematoda, Nematoda, và Acanthocephala ). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông cho thấy mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá thấp. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông là 63%, trong đó tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá giống là 26% và ở cá thịt 96%. Trong các giống ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm cao nhất là Philometra trong ruột của cá thịt là 56% và thấp nhất là Trichodina trên mang cá giống là 4%. Cường độ nhiễm KST trên cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá giống thấp hơn cá thịt. Trichodina có CĐN lớn nhất trên cá giống là 3 trùng/ttk và cá thịt là 4 trùng/ttk, CĐN lớn nhất của Dactylogyrus trên cá giống và cá thịt lần lượt là 7 trùng/lamen và 11 trùng/lamen, CĐN lớn nhất của metacercaria của Centrocestus trên cá giống là 11 trùng/cơ thể và cá thịt là 17 trùng/cơ thể.

Từ khóa: Cá rô đầu vuông, ký sinh trùng, mức độ nhiễm.

References

Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Kiều Minh Khuê (2012), Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Trương Thị Hoa, Nguyễn Ngọc Phước, Nguyễn Đức Quỳnh Anh, Bùi Quang Tề, 2010, “ Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dầy Cyprinus centralus nuôi tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 152 tháng 9/2010, trang 64-69.

Trương Thị Hoa, Trần Quang Khánh Vân, Trần Nam Hà, Nguyễn Đức Quỳnh Anh, 2012, “Nghiên cứu một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra trên cá chẽm Lates calcarifer nuôi tại Thừa Thiên Huế và biện pháp trị bệnh” Tạp chí Đại học Huế, số 75B tháng 12/2012, trang 53 - 61.

Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng, Luận án tiến sỹ sinh học, Đại học khoa học tự nhiên, Hà Nội.

Darwin Murrell, Jong-Yil Chai, Woon-Mok Sohn (2005), “Identification of zoonotic metacercaria from fish”. FIBOZOPA labotary manual.

Lom J. and Dykova¸ I. (1992), Protozoan parasites of Fishes, Developments in Aquaculture and Fisheries Science, (26).

Reed, L.J and H.A.Muench, 1983. A simple method of estimating fifty percent end points. American J. Hygiene., 27: 493-497.

Yamaguti s., 1958. Systema Helminthum vol. I The digenetic Trematodes of vertebrates. Interscience. New York.1575 pp.

Yamaguti s., 1960. Systema parasitic Copepoda & Branchiura of Fish .part I, partII, part III. Interscience. New York..

Yamaguti s., 1963. Systema Helminthum IV Monogenoidea and Aspohcotylea. Interscience. Publ. New York, 1963.

Yamaguti S., 1971. Synopsis of digenetic trematodes of vertebrates. Vol. 1 Kegaku Publishing Co., Tokyo, 1074 p.

Published

2014-05-13