NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG LOÀI LIM XANH (ERYTHROPHLOEUM FORDII) TRỒNG TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Authors

  • Nguyễn Văn Lợi Khoa Lâm nghiệp - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  • Phạm Duy Hưng

Abstract

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái  đến sinh trưởng và tăng trưởng nhằm của loài cây bản địa tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu được thực hiện trên loài cây Lim xanh được làm giàu rừng dưới tán rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài cây Lim xanh, sinh trưởng đường kính gốc (D0) và đường kính tán (Dt) thuận lợi nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong khoảng 15-30%, độ dốc 8-150 và vị trí chân đồi, sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) thuận lợi nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong khoảng 45-65%, độ dốc 15-200. Vị trí tương đối địa hình chưa có ảnh hưởng rõ ràng đến sinh trưởng D0 và Hvn. Nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố sinh thái chưa có tác động và ảnh hưởng đến phẩm chất cây. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Lim xanh có hiệu quả và hợp lý.

Từ khóa: Cây Lim xanh, độ dốc, sinh trưởng, tăng trưởng, độ tàn che, và vị trị tương đối địa hình

References

Phạm Xuân Hoàn. Một số kết quả nghiên cứu phục hồi rừng bằng cây bản địa. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tập 10, 2002 Tr.935-936.

Triệu Văn Hùng. Đặc điểm sinh vật học của một số loài cây làm giàu rừng. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.

Ngô Kim Khôi và Nguyễn Hải Tuất. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.

Ngyễn Hoàng Nghĩa. Nghịch lý cây bản địa. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, tập 8, 1997, Tr.7-10.

Published

2014-07-13