KHẢ NĂNG KHÁNG SÂU ĐỤC THÂN (Scirpophaga incertulas Walker), CUỐN LÁ (Cnaphalocrosis medinalis Guenee), BỌ XÍT DÀI (Leptocorisa varicormis Fabr.) CỦA GIỐNG LÚA RẪY TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Lê Như Cương Trường Đại học Nông lâm
  • Lê Tiến Dũng

Abstract

Lúa rẫy đóng vai trò quan trọng với đời sống người dân vùng cao. Tuy nhiên năng suất còn rất thấp do tiềm năng năng suất của giống và sự phá hoại của các đối tượng dịch hại. Trong nghiên cứu này, bốn giống lúa rẫy bản địa gồm A Ri, Căn Ngườn, Cu Giơ và Ra Dư được đánh giá khả năng kháng sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân và bọ xít dài trong điều kiện tự nhiên và có lây nhiễm nguồn sâu hại bổ sung. Với khả năng kháng sâu cuốn lá kết quả nghiên cứu cho thấy giống Căn Ngườn bị nhiễm vừa, với mật độ sâu non (MĐS) xấp xỉ 59 con/m2 và tỷ lệ hại (TLH) 35.6% ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, và MĐS 22 con/m2, TLH 15.3% giai đoạn lúa đã trổ bông. Ngược lại, giống Ra Dư bị nhiễm nặng sâu cuốn lá nhỏ với MĐS xấp xỉ 105 con/m2 và TLH 78.3% giai đoạn lúa đẻ nhánh và MĐS xấp xỉ 47 con/m2 và TLH 30.6% giai đoạn lúa đã trổ bông. Với khả năng kháng sâu đục thân, giống Căn Ngườn nhiễm nhẹ, với TLH là 8.3% giai đoạn đẻ nhánh và 0.8% giai đoạn đã trổ bông. Ngược lại, giống Ra Dư và A Ri bị nhiễm nặng sâu đục thân với TLH lần lượt là 26.7% và 23.7% giai đoạn đẻ nhánh. Với khả năng kháng bọ xít dài, giống Căn Ngườn và Ra Dư nhiễm vừa, với mật độ bọ xít dài sâu xấp xỉ 7 con/m2. Năng suất của giống lúa thí nghiệm thấp và không có mối liên quan đến khả năng kháng sâu hại. Như vậy năng suất của các giống phụ thuộc nhiều vào tiềm năng năng suất của các giống lúa.

Author Biographies

Lê Như Cương, Trường Đại học Nông lâm

Lê Tiến Dũng

References

Breseghello F, De Morais OP, Pinheiro PV, et al. (2011). Results of 25 Years of Upland Rice Breeding in Brazil. Crop Sci. 51, 914-923.

Bộ NNPTNT (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Hà nội, Tr. 5- 15.

Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Văn Duệ, Huỳnh Yên Nghĩa (1995). Chọn tạo giống lúa năng suất cao cho vùng khô hạn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr: 32-43

Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Kim Thanh (2012). Nghiên cứu một số đặc điểm chịu hạn và năng suất của các mẫu giống lúa địa phương tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Phát triển 10, 58-65.

Maxwell-Lefroy, H. (1908). The Rice Bug (Leptocorisa Varicornis, Fabr.). Imperial Department of Agriculture in India, 13 p.

Xu J, Wang Q-X, Wu J-C (2010). Resistance of Cultivated Rice Varieties to Cnaphalocrocis medinalis (Lepidoptera: Pyralidae). Journal of Economic Entomology 103, 1166-1171.

Yang L, Peng L, Zhong F, Zhang Y (2009). A study of paddystem borer (Scirpophaga incertulas) population dynamics and its influence factors base on stepwise regress analysis. In: Li D, Zhao C, eds. Computer and Computing Technologies in Agriculture II, Volume 2. Springer US, 1519-1526. (IFIP Advances in Information and Communication Technology; vol. 294.)

Published

2014-07-13