ỨNG DỤNG KĨ THUẬT TÍNH CHỈ SỐ BẤT BIẾN THEO ĐỘ SÂU TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC THẢM CỎ BIỂN

Authors

  • Hà Nam Thắng
  • Tống Phước Hoàng Sơn

Abstract

Cỏ biển giữ nhiều vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái vùng đới bờ. Chúng cung cấp dinh dưỡng và môi trường sống cho nhiều loài động vật thủy sinh, ổn định nền đáy cũng như làm chậm quá trình phú dưỡng trong thủy vực. Hệ sinh thái cỏ biển ở đầm Lập An từng có diện tích lớn, là nguồn dinh dưỡng và nơi cư trú của nhiều loài cá, giáp xác, nhuyễn thể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ nhiều hoạt động sinh kế của người dân địa phương, có hơn 88% diện tích cỏ biển đã biến mất. Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng kĩ thuật tính chỉ số bất biến theo độ sâu (Depth Invariant Index) để hiệu chỉnh cột nước, từ đó xây dựng bản đồ phân bố thảm cỏ biển ở đầm Lập An – Thừa Thiên Huế. Kết quả phân loại năm 2010 ước tính diện tích cỏ biển xấp xỉ 67,3 ha. Cỏ biển ở đầm Lập An phân bố chủ yếu ở phía Đông, Tây Nam với các loài cỏ Xoan (Halodule pinifolia), cỏ lá kim (Halophyla ovalis) và phía Nam cửa đầm với loài ưu thế của cỏ Vích (Thalassia hemprichii). Phương pháp DII có độ chính xác khá cao, đạt 81,78% với hệ số Kappa là 0,71, tạo kết quả khả quan bước đầu trong áp dụng viễn thám vào quản lý nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ. Với độ tin cậy cao, có khả năng xử lý và tính toán cho nhiều loại thủy vực, kĩ thuật DII được hy vọng là một công cụ viễn thám hiệu quả, là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về biến động quần xã cỏ biển ở Việt Nam.

Từ khóa: ALOS AVNIR 2, cỏ biển, DII, Lập An.

References

Chauvaud, S., C. Bouchon and R. Maniere (1998). "Remote sensing techniques adapted to high resolution mapping of tropical coastal marine ecosystems (coral reefs, seagrass beds and mangrove)." International Journal of Remote Sensing 19(18): 3625-3639.

Chengfeng Le, Y. L., Yong Zha, Deyong Sun, Changchun Huang, Hong Zhang (2011). "Remote estimation of chlorophyll a in optically complex waters based on optical classification." Remote Sensing of Environment 115(2): 725-737.

Colette C. Wabnitza, S. A., Damaris Torres-Pullizac, Frank E. Müller-Kargerc, Philip A. Kramerd (2008). "Regional-scale seagrass habitat mapping in the Wider Caribbean region using Landsat sensors: Applications to conservation and ecology." Remote Sensing of Environment 112(8): 3455-3467.

Craig J. Browna, S. J. S., Peter Lawtonc, John T. Andersond (2011). "Benthic habitat mapping: A review of progress towards improved understanding of the spatial ecology of the seafloor using acoustic techniques." Estuarine, Coastal and Shelf Science 92(3): 502-520.

Dung, P. N. (2012). "Influence of social-economic factors on mangrove ecosystem in Lap An lagoon, Vietnam." Research and Development 91(2): 11.

Fornes, A., G. Basterretxea, A. Orfila, A. Jordi, A. Alvarez and J. Tintore (2006). "Mapping Posidonia oceanica from IKONOS." ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing 60(5): 315-322.

Green, E. P., P.J. Mumby, A.J. Edwards and C.D. Clark (1996). "A review of remote sensing for the assessment and management of tropical coastal resources." Coastal Management 24(1): 1-40.

Ha N. Thang, K. Y., Tong P. H. Son (2012). Small leaf seagrass bed detection in turbid water using ALOS AVNIR 2 in Lap An lagoon, Thua Thien Hue, Vietnam. International Confrence on the Asia Pacific Remote sensing. Kyoto, Japan.

Ho Thi Thu Hoai et al. (2011). Survey of seagrass, seaweed species distribution in Lap An lagoon, Thua Thien Hue, Vietnam. Final report for "Marine Protected Area Establishment Project in Vietnam".

Hoàng Công Tín, T. P. H. S., Tôn Thất Pháp, Nguyễn Quang Tuấn (2011). "Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế." Tạp chí Khoa học, đại học Huế 65.

John C. Pernetta, P. K. N., Nguyen Van Tien (2005). National segrass action plan in Vietnam to 2012 and vision towards 2020. Revering environmental degradation trends in the South China sea and gulf of Thailand.

Larkum, A. W. D., Orth, Robert J., Duarte, Carlos M., Dekker, Arnold, Brando, Vittorio, Anstee, Janet, Fyfe, Suzanne, Malthus, Timothy, Karpouzli, Evanthia (2006). Remote Sensing of Seagrass Ecosystems: Use of Spaceborne and Airborne Sensors Seagrasses: Biology, Ecology and Conservation, Springer Netherlands: 347-359.

Le Cong Tuan et al. (2011). "Geology survey in Lap An lagoon, Thua Thien Hue, Vietnam." Final report for "Marine Protected Area Establishment Project in Vietnam".

Lyzenga, D. R., N. P. Malinas and F. J. Tanis (2006). "Multispectral bathymetry using a simple physically based algorithm." Geoscience and Remote Sensing, IEEE Transactions on 44(8): 2251-2259.

Mumby, P. J., W. Skirving, A. E. Strong, J. T. Hardy, E. F. LeDrew, E. J. Hochberg, R. P. Stumpf and L. T. David (2004). "Remote sensing of coral reefs and their physical environment." Marine Pollution Bulletin 48(3–4): 219-228.

Nyoman Radiarta, N. K. T. A. F. B. S., K.R. Jensen (ITCZMP) – AIT (2003). "Coral Reef Habitat Mapping: A Case Study In Mensanak Island- Senayang Lingga, Riau Province, Indonesia."

P. J. Mumby, E. P. G., A. J. Edwards and C. D. Clark (1999). "The cost-effectiveness of remote sensing for tropical coastal resources assessment and management." Journal of Environmental Management 55: 157-166.

P.J.Mumby, E. P. G., A.J.Edwards, C.D.Clark (1997). "Coral reef habitat mapping: how much detail can remote sensing provide ?" Marine Biology 130: 193-202.

Phong, T. C. (2010). Yearbook of Lang Co town, Thua Thien Hue, Vietnam.

RIMS (2011). "Biodiversity in lagoon ecosystem of Vietnam." Newsltter of Research Institute for Marine Fisheries 21: 10-16.

Sagawa, T., E. Boisnier, T. Komatsu, K. B. Mustapha, A. Hattour, N. Kosaka and S. Miyazaki (2010). "Using bottom surface reflectance to map coastal marine areas: a new application method for Lyzenga's model." International Journal of Remote Sensing 31(12): 3051-3064.

Son, T. P. H. (2011). Application of ALOS and Ocean Color Imageries sources for monitoring of Coral Health in coastal waters of South of Vietnam. The 4th joint PI symposium of ALOS Data Nodes for ALOS Science Program 2011. Tokyo, Japan.

Stuart Phinn, C. R., Arnold Dekker , Vittoro Brando , Janet Anstee (2008). "Mapping seagrass species, cover and biomass in shallow waters: An assessment of satellite multi-spectral and airborne hyper-spectral imaging systems in Moreton Bay (Australia)." Remote Sensing of Environment 112.

Thang, H. N. (2012). Survey of bathymetry, seagrass and environmental parameters in Lap An lagoon, Thua Thien Hue, Vietnam, Tsukuba university.

Tien, N. V. (2009). Approaches to Management of Seagrass Ecosystem in Vietnam. Ha Noi, Science and Technology Publishing House.

Tong Phuoc Hoang Son, N. T. A., Lau Va Khin (2006). Some results of application of remote sensing techniques for coral reef mapping in coastal waters of Vietnam. Application of remote sensing, GIS and GPS for the reduction of natural hazards and durable development. Ha Noi, Viet Nam.

Tong Phuoc Hoang Son, V. S. T., L.V.Khin (2005). Application of Remote Sensing and GIS for coral reef mapping in the coastal waters of Ninh Thuan Province (Vietnam). The 8th International Conference on Remote Sensing for Marine and Coastal Environments. Halifax – Canada.

Tran Van Dien, S. P., Chris Roelfsema (2012). "Coral reef mapping in Vietnam's coastal waters from high-spatial resolution satellite and field survey data." Asian Journal of Geoinformatics.

Tripathi N. K., M. T. B., Berg H., Noumi Y. (2008). "Mapping Changes in the Benthic Community of the Marine Environment of Phu Quoc Island, Viet Nam." International Journal of Geoinformatics Vol4, No2.

Tripathi, S. N. a. N. K. (2012). Mapping Coral Reefs of Phi Phi Island. Using Remote Sensing and GIS for Integrated Coastal Zone Management. AIT, Thailand.

Yang, D. and C. Yang (2009). "Detection of Seagrass Distribution Changes from 1991 to 2006 in Xincun Bay, Hainan, with Satellite Remote Sensing." Sensors 9(2): 830-844.

Published

2014-07-01