So sánh sinh trưởng và năng suất hai giống lúa Kinu và Hananomai trên các nguồn đạm

Authors

  • Nguyễn Thành Hối BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG-KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHUD- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  • Mai Vũ Duy BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG-KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHUD- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  • Tiền Vũ Linh BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG-KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHUD- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  • Lê Vĩnh Thúc BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG-KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHUD- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Abstract

Đề tài: “So sánh sinh trưởng và năng suất hai giống lúa Kinu và Hananomai trên các nguồn đạm” được thực hiện nhằm tìm ra nguồn đạm thích hợp đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo thể thức thừa số hai nhân tố, bốn lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (Kinu và Hananomai), nhân tố thứ hai là năm nguồn đạm: [đối chứng (không bón đạm); 0,2 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+; 0,1 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ kết hợp phân vi sinh Dasvila; 0,2 g N/chậu đạm urea; 0,1 g N/chậu đạm urea kết hợp phân vi sinh Dasvila]. Kết quả cho thấy nguồn đạm 0,1 g N/chậu (tương đương 40 kg N/ha) đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ kết hợp Dasvila giúp gia tăng chiều cao, số chồi, thành phần năng suất và năng suất (25,73 g/chậu) và cho hiệu quả kinh tế cao hơn các nguồn đạm còn lại.

Từ khóa: Hananomai, Kinu, đạm hạt vàng, phân vi sinh Dasvila.

References

Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Măng và Lê Thị Diễm Ái, Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trên cây lúa cao sản và độ phì của đất phù sa tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa Học Đất, số 329, (2009), 84-88.

Lê Thị Diễm Ái, Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm (Azospirillum lipoferum) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas stutzeri) trên giống lúa cao sản OM4059 trồng trên đất phù sa tại huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (2010), 75.

Hà Đăng Khoa, Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân lên năng suất lúa (Oryza sativa L.) trồng trên đất phèn tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (2010), 82.

Hà Ngọc Bằng, Hiệu quả của phân hữu cơ - vi sinh trên lúa cao sản ở vùng đất phù sa huyện Gò Quao, Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (2010), 86.

Hassell J. A., Bảo vệ chất đạm trong một thế giới thiếu thốn Protein, Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, (2013).

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vương, Giáo trình Cây lương thực (tập 1 – Cây lúa), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, (1997).

Nguyễn Ngọc Đệ, Giáo trình cây lúa. Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, Đại học Cần Thơ, (2008).

Phạm Sĩ Tân, Kết quả nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bộ sách Khoa công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tập 3, (2005), 315-327.

Võ Hùng Nhiệm, Dascela - Dasvila sự kết hợp đột phá mới của ngành công nghệ sinh học tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 6. Nxb Nông nghiệp, (2012).

Võ Minh Kha, Sử dụng phân bón phối hợp cân đối (nguyên lý và giải pháp). Nxb Nghệ An, (2003).

Published

2015-04-15

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn