ĐO LƯỜNG CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Authors

  • Lê Quang Trực Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
  • Trần Bảo An Khoa Kinh tế - Trường Đại học Phú Xuân

Abstract

Chất lượng dịch vụ đào tạo trường đại học đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý và nhà khoa học nhiều vấn đề cần giải quyết, về khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn. Đo lường cảm nhận của sinh viên giúp các trường đại học ra quyết định tốt hơn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính để xây dựng thang đo và định lượng nhằm kiểm định thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo trường đại học gồm bảy biến: (1) giá trị hình ảnh, (2) giá trị tri thức, (3) giá trị cảm xúc, (4) giá trị chức năng – tính thiết thực, (5) giá trị chức năng – học phí/chất lượng, (6) giá trị xã hội và (7) giá trị hài lòng. Từ đó, những hàm ý quản trị được đề xuất giúp các trường đại học đáp ứng nhu cầu người học tốt hơn.

Từ khóa:  Chất lượng dịch vụ, chất lượng cảm nhận, dịch vụ đào tạo.

 

Author Biography

Lê Quang Trực, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

ThS. Lê Quang Trực

Bộ môn Marketing, Khoa QTKD, Đại học Kinh tế

References

Nguyễn Kim Dung và Trần Quốc Toán (2011). Giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường. Viện Nghiên cứu Giáo dục. Xem 27.2.2013 http://ceea.ier.edu.vn/nghien-cuu-giao-duc/bai-bao-khoa-hoc/352-giao-dc-vit-nam-trong-c-ch-th-trng-phn-1.

Khánh Duy (2013). Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) bằng SPSS. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright. Xem 15.12.2013 http://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-nhan-to-kham-pha-exploratory-factor-anylis-bang-spss-519/.

Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010). Giá trị cảm nhận về đào tạo đại học từ góc nhìn sinh viên. Phát triển & Hội nhập. Số 4 – Tháng 4/2010, tr.7-12.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.

Kotler, P., & Amstrong, G. 2012. Princilpes of Marketing, 14th ed. Pearson Prentice Hall.

Kotler, P., Keller, L. K. 2012. Marketing Management, 14th ed. Pearson Prentice Hall.

Leblanc, G. & Nguyen, N. 1999. Listening to the customer’s voice: examining perceived service value among business college students. International Journal of Educational Management, 13, 187-198.

Ledden, L., Kalafatis, S. P. & Samouel. P. 2007. The relationship between personal values and perceived value of education. Journal of Business Research, 60(9), 965-974.

Monroe, K. B. 1990. Pricing: Making profitable decisions, McGraw-Hill New York.

Zeithaml, V. A. 1988. Consumer perceptions of price, quality, and value: a means-end model and synthesis of evidence. The Journal of Marketing, 2-22.

Published

2015-04-15