Nét tương đồng và khác biệt giữa triết lý Khổng Tử và Hồ Chí Minh về đối tượng giáo dục

Authors

  • hoang ngoc Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Khoa học Huế

Abstract

Ở góc độ đối tượng giáo dục, Khổng Tử đưa ra triết lý “hữu giáo vô loại” đem lại sự bình đẳng trong giáo dục và cơ hội học tập cho người dân, đáp ứng phần nào nhu cầu được học của dân chúng thời bấy giờ. Đến thời đại Hồ Chí Minh thì Người chủ trương kiến tạo xã hội một nền giáo dục toàn dân. Trong nền giáo dục đó không có sự phân biệt già trẻ, gái trai, cứ là người Việt Nam thì phải tham gia học tập, tham gia xóa nạn mù chữ. Triết lý “giáo dục toàn dân” của Người đã gắn kết được truyền thống, hiện tại và tương lai. Bởi thế, nó ăn sâu vào cuộc sống và tràn đầy hơi thở nhịp đập của nền giáo dục hiện đại, nó phù hợp với triết lý giáo dục đại chúng, “xã hội hóa giáo dục” của thế kỷ XXI.

References

Nguyễn Hiến Lê, Luận Ngữ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995.

Đoàn Trung Còn, Luận Ngữ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996.

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, T.3.

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, T.4.

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, T.8.

Published

2015-04-15

Issue

Section

Khoa học Xã hội và Nhân văn