ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM - Konosirus punctatus (Schlegel, 1946) Ở TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Võ Văn Phú Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

Abstract

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2014, chúng tôi đã thu được 541 cá thể cá Mòi cờ chấm – Konosirus punctatus (Schlegel, 1946) ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế để phân tích đặc điểm sinh trưởng và sinh sản.

Về sinh trưởng: Cá Mòi cờ chấm được khai thác ở 5 nhóm tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi 0+, cao nhất là nhóm tuổi 4+. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá được xác định qua R.J.H. Beverton-S.J.Holt (1956) được biểu diễn theo phương trình W = 1694,3.10-8.L2,9367 với hệ số tương quan R2 = 0,9610. Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng có dạng: Lt = 353,3.[1 - e-0,2300.(t + 0,8100)] và Wt = 537,4.[1-e-0,0540.(t + 0,4842)]2,9367.

Về sinh sản: Cá Mòi cờ chấm thành thục sinh dục từ nhóm tuổi 1+ và tham gia vào đàn đẻ trứng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Mòi cờ chấm dao động từ 12.834 – 38.245 trứng, trung bình đạt 24.233,5 trứng. Sức sinh sản tương đối dao động từ 314,01 – 355,02 trứng/gam, trung bình đạt 338,2 trứng/gam.


References

Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam (tập 2), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.

Vương Dĩ Khang (Nguyễn Bá Mão dịch), Ngư loại phân loại học. Nxb Nông thôn, Hà Nội, 1963.

Pravdin. I. F (Phạm Thị Minh Giang, dịch), Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb KH và KT, Hà Nội. 1973.

Xakun. O. F. và Buskaia. N. A (Lê Thanh Lựu, dịch), Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 1968.

Published

2015-06-14

Issue

Section

Khoa học Trái đất và Môi trường