NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN KẾT CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẮN Ở THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Nguyễn Viết Tuân

Abstract

Ở Thừa Thiên Huế, năm 2004 nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng, từ đó đến nay diện tích và năng suất sắn tăng mạnh. Sản phẩm sắn được cung ứng, tiêu thụ qua một số tác nhân chính. Với sản phẩm sắn tươi: Hộ sản xuất bán qua thu gom địa phương hoặc bán trực tiếp cho nhà máy chế biến. Với sắn lát khô: hộ sản xuất tự chế biến bán qua thu gom xuất khẩu đi Trung Quốc, một phần sắn lát khô dùng chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ. Năm 2010, là năm hộ sản xuất có lãi cao, trung bình 1043 đồng/kg sắn tươi, chiếm 69% trong tổng lợi nhuận tạo ra, nếu chế biến sắn lát khô lợi nhuận tăng hơn bán sắn tươi từ 95 - 120 đồng/kg. Người thu gom lãi 175 đồng/kg sản phẩm, chiếm 11,6%, nhà máy chế biến lãi 293 đồng/kg chiếm 19,4%. Liên kết giữa nhà máy với người sản xuất là mấu chốt trong chuỗi giá trị được đánh giá là không chặt chẽ và không có liên kết, nhà máy không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ sản xuất hay qua HTX mà chỉ mua trực tiếp tại nhà máy. Người trồng sắn tự do bán sản phẩm của mình, giá cả tăng giảm thất thường, người dân bị động trong sản xuất, vùng nguyên liệu thiếu ổn định.

References

Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kế 2005, 2010 – Huế - 2006, 2011.

Guillaume Duteurtre, Une methode d’analyse de filière – Synthère de l’atelier du 10 -14/ avirl LNVZ – N’DJAMENA, 2000.

Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, Cây sắn, Nxb. Nông nghiệp chi nhánh phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.

Manso Jean – Marie Magoueyi, Étude socio - économique de la Filière du manioc Tchimou-Assekro et dans les villages Enviromants (Bouake – Cote D’ivoire), Cellule d’Analyse de Politiques Economiques du CIRES, 2005.

Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Hà Nội, 2006.

Published

2012-05-23

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn