NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA, CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG THÂN CHUỐI SAU THU HOẠCH LÀM THỨC ĂN CHO DÊ

Authors

  • Nguyễn Hữu Văn

Abstract

Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa, cân bằng ni-tơ ở và nâng cao giá trị sử dụng thân chuối làm thức ăn cho dê. Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu vuông latinh (4x4) với bốn khẩu phần là A (TC): thân chuối; B (TC–RUK): TC có bổ sung thêm RUK (là hỗn hợp Rỉ mật+Urê+Khoáng, với lượng là 2g/kg khối lượng dê); C (TC–LM): TC có bổ sung thêm lá mít tươi (với lượng bằng 1% khối lượng dê tính theo vật chất khô); D (TC–RUK–LM): TC có bổ sung thêm RUK (với lượng là 2g/kg khối lượng dê) và lá mít tươi (với lượng bằng 1% khối lượng dê tính theo chất khô). Kết quả thí nghiệm này cho thấy có thể tận dụng thân cây chuối sau thu hoạch cho dê ăn, nhưng không nên cho dê ăn khẩu phần chỉ có thân cây chuối liên tục trong một thời gian dài vì chúng sẽ bị giảm cân mà phải bổ sung thêm một số loại thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Thí nghiệm 2 gồm có 8 dê đực chia làm 2 lô: lô đối chứng được nuôi chăn thả, lô thí nghiệm được nuôi nhốt bằng thức ăn tương tự khẩu phần D ở thí nghiệm 1. Kết quả thí nghiệm này cho thấy khi được nuôi nhốt với khẩu phần là thân chuối, có bổ sung thêm hỗn hợp RUK và lá mít thì dê cho tăng trọng tương đương với dê nuôi chăn thả (106 so với 104 g/con/ngày).

References

AOAC (Association of Official Analytical Chemists), Official methods of Analysis, 15th edn. Vol 1. Washington, DC., USA 1990.

Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Văn Hải, Nghiên cứu sử dụng thân cây chuối làm thức ăn cho bê sữa lai sinh trưởng trong vụ đông, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Tập 2, số 1, (2004), 52–55.

Cục Chăn nuôi, Tóm tắt đề án phát triển chăn nuôi dê, cừu giai đoạn 2007 – 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, 2006.

Devendra, C. and G.B.McLeroy, Goat and Sheep Production in the Tropics, Intermediate Tropical Agriculture Series. Longman, London and New York, 1982.

Ffoulkes, D. and T R Preston, The banana plant as cattle feed: digestibility and voluntary intake of different proportions of leaf and pseudostem, Trop Anim Prod. Vol.3, (1977), 2.

Nguyễn Bách Việt, Ảnh hưởng của bột lá keo dậu đến khả năng sản xuất sữa của bò và tăng trọng của dê, Luận án Thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I. Hà Nội 1994

Nguyễn Xuân Bả, Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt (Hibiscus Rosa Sinensis L.) làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Huế, 2006.

Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Liên, Trần Trang Nhung, Nguyễn Đức Thắng, Đỗ Quốc Tuấn, Nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung thức ăn cho dê cái nuôi con, dê con và dê thịt trong vụ Đông Xuân, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, (2005), 160-172.

Từ Quang Hiển, Đặng Quang Nam, Nguyễn Đình Minh, Trần Trang Nhung, Ngô Nhật Thắng, Nguyễn Trọng Đại, Điều tra dê cỏ tại Bắc Thái và lai tạo giữa dê đực Bách Thảo với dê cái địa phương, Kết quả đề tài cấp Bộ năm 1996. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, 1996.

Van Soest, P. J., J. B. Robertson and B. A. Lewis, Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy Sci. Vol.74, (1991), 3583-3597.

Viện chăn nuôi quốc gia, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2001.

Published

2012-05-23

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn