ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS LINNAEUS, 1766) Ở MIỀN TRUNG, VIỆT NAM

Authors

  • Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Đại học Nông lâm
  • Mạc Như Bình
  • Lê Văn Dân
  • Tôn Thất Chất
  • Hoàng Thị Ngọc Hân

Abstract

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2013 đến tháng 05/2014 trên các mẫu vật thuộc loài cá nâu Scatophagus argus Linnaeus, 1766 thu thập tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế và tại các tỉnh Quảng Tri, Quảng Nam để xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản cơ bản của chúng.  Các chỉ tiêu phân tích bao gồm kích thước cá khai thác, thành phần tuổi cá khai thác, tỷ lệ đực/cái, đặc điểm về sự phát triển của tuyến sinh dục và các đặc điểm về sinh sản. Kết quả cho thấy kích thước khai thác của cá nâu tại Thừa Thiên Huế dao động từ 57 – 238 mm. Độ tuổi khai thác phổ biến từ 2-3 tuổi. Tỉ lệ đực: cái theo nhóm tuổi lần lượt 1+(0.7:1); 2+( 0.85:1) và3+(0.89:1). Sức sinh sản tuyệt đối của cá nâu dao động trong khoảng từ  650.210 - 1.198.260 trứng/cá thể cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá nâu dao động trong khoảng từ 2.705 – 4.772 trứng/g cơ thể cá. Cá Nâu có hệ số thành thục cao vào tháng 4 và 5 hàng năm, mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 8.

 

Từ khoá:Buồng trứng, cá nâu, sinh học sinh sản, tinh sào

References

Nguyễn Xuân Đồng, 2012. Đặc điểm sinh học cơ bản của cá Nâu(Scatophagus argus Linnaeus, 1766 thu thập tại huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học và phát triển. Tập 10, số 6: 895-901

Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 1999. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP HCM, 191 trang.

Nguyễn Bạch Loan(2012).Đặc điểm sinh học của cá Ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến sông Hậu, Việt Nam.Luận Án Tiến Sĩ Thuỷ Sản, Đại Học Cần Thơ.

Hoàng Nghĩa Mạnh (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế.Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

Hoàng Nghĩa Mạnh, Nguyễn Tử Minh(2012). Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong nuôi thương phẩm.Tạp Chí Khoa học, Đại Học Huế.

Dương Thị Nga(2009). Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá Nâu (Scatophagus argusLinnaeus, 1766) ở đầm phá Thừa Thiên Huế.Luận văn cao học, Trường Đại học Khoa học Huế.

Xakun, O.F và N.A. Bustkaia, 1968. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ

sinh dục cá (Lê Thành Lựu và Trần Mai Thiên dịch). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Tư, Lê Thanh Hùng, Trần Văn Minh (2011). Nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học của cá Trê Phú Quốc (Clarias gracilentus). Khoa Thuỷ Sản, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Mai Đình Yên(1992). Định loại cá nước ngọt Nam Bộ.Nhà Xuất Bản Khoa Học và kỹ Thuật.

Varsha, D., D. Vaishali, K.T. Paithane and D.I. Sonawane (2010). Research articles a comparative study of protein in muscles and reproductive phases of gonads of China gauche. International Journal of Current Research. Vol. 2, p.043-045

Gisha Sivan, C.K.Radhakrishnan (2011). Food, Feeding Habits and Biochemical Composition of (Scatophagus argus). Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 11: 603-608.

Kottelat, M. 2001. Scatophagidae. In: Carpenter K.E., Niem V.H. (Eds). FAO species identification field guide for fishery purposes.The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. FAO, Rome. pp: 3623-3626.

Pravdin I.F. (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb. khoa học và kỹ thuật (Phạm Thị Minh Giang dịch), 277 tr.

Published

2015-09-01

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn