ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁ ONG CĂNG (Terapon jarbua) Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI

Authors

  • Lê Thị Như Phương Trường Đại học Hạ Long

Abstract

Cá Ong căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) là loài khá phổ biến ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cá được sinh ra chủ yếu ở biển và di cư vào đầm phá vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, kích cỡ chiều dài thân từ 15,00 ±1,00mm đến 46,54 ± 3,19 mm vào đầm phá chứng thích ứng độ mặn từ 10 đến 15‰. Số lượng di cư tuỳ theo mùa có khác nhau. Cá có chất lượng thịt thơm ngon, trắng và ít xương hom. Cá nuôi chậm lớn nên không được nuôi phổ biến như cá Dìa, cá Kình và nuôi ghép được với tôm mặc dầu phổ thức ăn của cá rộng, chúng ăn cả động thực vật và mùn bả hữu cơ nhưng chủ yếu là các loại 2 mảnh vỏ (7,56%), thực vật phù du (7,58%), chân bụng (7,61%), động vật phù du (7,70%), giáp xác (8,18%) hỗn tạp, giun nhiều tơ (8,33%) và (8,36%) là cá. tạp Cá có kích thước dao động trong khoảng 33 – 317mm, tương ứng với khối lượng 1 – 475g ở các nhóm từ 0 – 5 tuổi. Cá Căng là loài cá đẻ trứng phân đoạn, mùa sinh sản đỉnh điểm ước tính vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 69.900 - 480.400, sức sinh sản tương đối trung bình 520 trứng/g khối lượng cơ thể. Sản lượng cá căng khai thác ở đầm phá Thừa Thiên Huế ước tính 105.378 kg/năm. Đặc tính dễ nuôi, có phổ thức ăn rộng, thích nghi với những biến động của môi trường nước, ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao nên tiềm năng phát triển nuôi trồng loài cá này là rất cao, các mô hình nuôi cá Căng bước đầu phát triển tốt ở các địa phương ở khu vực đầm phá. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay, nguồn giống cá Căng còn phụ thuộc vào tự nhiên.

Từ khóa: Cá Ong Căng, đặc điểm sinh học, tiềm năng, phát triển, đầm phá

Author Biography

Lê Thị Như Phương, Trường Đại học Hạ Long

Giảng viên

References

Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo tổng kết khảo sát, kiểm kê hoạt động khai thác và nuôi thuỷ sản (có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý), trong khuôn khổ dự án IMOLA.

Daniel Golani and Brenda Appelbaum-Golani (2010), First record of the Indo-Pacific fish the Jarbua terapon (Terapon jarbua) (Osteichthyes: Terapontidae) in the Mediterranean with remarks on the wide geographical distribution of this species, Scientia Marina 74(4), 2010.

Lê Công Tuấn và Nguyễn Quang Linh (2010), Bước đầu nghiên cứu động vật nổi ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Tạp chí Sinh học, 2002, Số: 3, Trang: 17-21.

Nguyễn Xuân Hiền (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Căng bốn sọc ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Luận văn thạc sĩ, 2012. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Đặng Thị Thu Hiền, Võ Văn Phú (1998), “Đặc tính sinh học của cá Chẽm ở hệ đầm phá Tam Giang và các vùng phụ cận”, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, 20(2), tr. 64-67.

Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế (2008). Báo cổng tổng kết kết quả kiểm kê tàu thuyền tham gia khai thác thuỷ sản trên đầm phá năm 2007 – 2008.

Võ Văn Phú, Phan Đỗ Quốc Hùng (2005), “Đa dạng sinh học thành phần loài cá ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb KH và KT, Hà Nội, tr. 246-249.

Võ Văn Phú và Trần Thụy Cẩm Hà (2008), “Đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (15), tr. 111-121.

Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Cư (1996), “Đặc điểm sinh học của cá Móm gai dài (Gerres filametosus) ở hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH Khoa học Huế, 2(10), tr. 20-31.

Võ Văn Phú, Biện Văn Quyền (2009). Một số đặc điểm sinh trưởng của cá Ong Căng ở đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (72). 2009

Manoharan, J., A. Gopalakrishnan, D. Varadharajan, C. Udayakumar and S. Priyadharsini (2013), Length-Weight Relationship of Crescent Perch Terapon Jarbua (Forsskal) from Parangipettai Coast, South East Coast of India, Journal Aquaculture Research & Development Vol:4, No:4, 2013.Li-Mei Chanq, Shoou-jeng Jounq, Chuen-Chi Wu, Wei-Cheng Su and Long-Jing Wu (2008), Reproductive Biology of Thornfish Terapon jarbua from the Southwestern Waters off Taiwan, J. Fish. Soc. Taiwan, 35(4): 335-350.

Manoharan J, Gopalakrishnan A, Varadharajan D, Thilagavathi B and Priyadharsini S (2012), Stomach content analysis of Terapon jarbua (Forsskal) from Parangipettai coast, South East Coast of India, Advances in Applied Science Research, 3 (5):2605-2621, 2012.

Published

2015-09-14

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn