VẤN ĐỀ DO THÁI TRONG HAI TÁC PHẨM NHỮNG KẺ THIỆN TÂM (JONATHAN LITTELL) VÀ KHÔNG SỐ PHẬN (KERTÉSZ IMRE) TỪ GÓC NHÌN CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA VÀ VỊ CHỦNG VĂN HÓA

Authors

  • chu đình kiên Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

Abstract

Những kẻ thiện tâm (Les Bienveillantes) và Không số phận (Sorstalanság) là hai tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi của Jonathan Littell và Kertész Imre. Thành công của tác phẩm là ở chỗ đã đem đến một cách lí giải mới về vấn đề Do Thái trong thế chiến lần thứ II. Sự xung đột về vấn đề tôn giáo và sắc tộc là nguyên nhân dẫn đến cuộc thảm sát đẫm máu của chế độ Đức quốc xã. Cái lí của người Đức đưa ra để tiêu diệt người Do Thái không chỉ là sự ưu việt của họ mà còn vì sự trường tồn văn hóa do Đức Thiên Chúa lựa chọn. Ở bài báo này, chúng tôi dựa vào quan niệm thuyết tương đối văn hóa và vị chủng văn hóa để kiến giải một góc nhìn của Jonathan Littell và Kertész Imre về văn hóa Do Thái. Bên cạnh đó, bài viết còn cho thấy được bức thông điệp mà hai nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc về cuộc sống, nhân sinh của con người sau chiến tranh.

References

. Gilles Deleuze (Nguyễn Thị Từ Huy dịch), Nietszche và triết học, NXB Trí thức, Hà Nội, 2010.

. Imre Kertész (Giáp Văn Chung dịch), Không số phận, NXB Lao Động, Hà Nội, 2010.

. Trương Văn Kiến (Hoàng Anh Tuấn, Đinh Thị Hạnh Linh dịch từ tiếng Trung), Hành trình qua biển đỏ, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2004.

. Jonathan Littell (Cao Việt Dũng dịch), Những kẻ thiện tâm, tập 1, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2008.

. Jonathan Littell (Cao Việt Dũng dịch), Những kẻ thiện tâm, tập 2, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2008.

. Friedrich Nietzsche (Nguyễn Tường Văn dịch), Bên kia thiện ác, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008.

. Perry Stone (Nguyễn Thị Hảo dịch), Mật mã Do Thái, NXB Lao động, Hà Nội, 2015.

. http://www.allaboutphilosophy.org/cultural-relativism.htm

. Kertész Imre trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Đức “Die Welt” nhân dịp ông bước vào tuổi 80, đúng vào kỷ niệm bức tường Berlin sụp đổ (9-11-2009).

Published

2015-09-11

Issue

Section

Khoa học Xã hội và Nhân văn