ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ LỤT LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu là phát triển cấu trúc thứ bậc các yếu tố ảnh hưởng đến lũ lụt thông qua thuật toán Analytic Hierarchy Process (AHP) để tiến hành phân tích và xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng theo từng cấp độ tới lũ lụt. Các nhân tố này sẽ là đầu vào cho quá trình thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt dựa trên công nghệ thông tin địa lý (GIS) ở lưu vực sông Hương. Đề tài đã sử dụng 5 nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ lũ lụt để đánh giá đó là lớp phủ thực vật, lượng mưa, độ dốc, mật độ lưới sông, loại đất; trong đó độ dốc là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến nguy cơ xảy ra lũ lụt. Kết quả của nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt cho lưu vực sông Hương theo mức độ xảy ra lũ lụt ứng với các cấp độ từ thấp đến cao. Thông tin trên bản đồ này sẽ giúp chỉ rõ các vùng nguy cơ lũ lụt theo không gian dựa trên cơ sở phân tích đa tiêu chí có tính đến ảnh hưởng hệ số thứ bậc (AHP). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lũ lụt thường xuyên xảy ra với nguy cơ cao và rất cao tại các huyện Quảng Điền, Đông Bắc thị xã Hương Thuỷ và phần lãnh thổ phía Đông của thị xã Hương Trà. Những kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc xác định các vùng dễ bị tổn thương khi có lũ lụt để có biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ ảnh hưởng của lũ lụt, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnhThừa Thiên Huế.
References
. Boroushaki S and Malczewski J, Using the fuzzy majority approach for GIS-based multi-criteria group decision-making, J Comput Geosci 36(3),302, 2010.
. Trần Tiễn Khanh và Nguyễn Khoa Diệu Lê, Nguyên nhân lũ lụt lớn ở Miền Trung, 2001.
. M. Berrittella và cộng sự, Phương pháp AHP, 2007.
. Saaty TL, The analytic hierarchy process, McGraw- Hill, New York, 1980.