ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO VÀ ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC HƯỚNG HÓA - ĐAKRÔNG QUẢNG TRỊ

Authors

  • Nguyễn Văn Canh Khoa Địa lý - Địa chất Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Khu vực Hướng Hóa – ĐaKrông có cấu trúc địa chất kiến tạo phức tạp, với các thành tạo trầm tích, biến chất gồm các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm, Cò Bai, A Ngo. Magma xâm nhập gồm các phức hệ Đại Lộc, Bến Giằng-Quế Sơn, Hải Vân, Bà Nà. Khu vực có cấu trúc phân dị mạnh mẽ trong Kainozoi, đặc biệt là trong giai đoạn Tân kiến tạo hình thành nên các khối và vi khối cấu trúc: Hướng Lập, Hướng Sơn, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Húc Nghi, A Ngo, Hướng Lộc – A Vao và Hướng Phùng. Vai trò chủ đạo trong hình thành bình đồ cấu trúc khu vực là các đới đứt gãy kiến tạo ĐaKrông-Huế, Hướng Hoá-A Lưới, Sông Cam Lộ, Sông Quảng Trị, Mò Ó-Tân Lập và Tà Long-A Vao. Bối cảnh địa động lực Tân kiến tạo khu vực diễn ra trong 2 pha: Pha sớm diễn ra vào Miocen-Pliocen trong bối cảnh động lực nén ép phương á vỹ tuyến; Pha muộn diễn ra vào Pliocen-Đệ tứ. Khu vực Hướng Hóa - ĐaKrông đã và sẽ tiếp tục xảy ra các tai biến địa chất trong đó có động đất, tuy động đất ở khu vực này thường thuộc loại trung bình yếu, với chấn cấp (Msmax) ≤ 5,5 độ Richter.

 

Published

2016-10-06

Issue

Section

Khoa học Tự Nhiên