THỰC TRẠNG THẢM THỰC VẬT ĐẶC THÙ VÙNG CÁT DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Authors

  • Viện Viện Tài nguyên và Môi trường
  • Hồ Đắc Thái Hoàng
  • Trương Thị Hiếu Thảo

Abstract

Thảm thực vật tự nhiên vùng cát duyên hải miền Trung khá đa dạng và phong phú cả về thành phần loài và kiểu dạng sống. Phân bố hầu hết trên các kiểu địa hình của vùng đất cát từ đụn cát di động đến vùng cát ổn định; từ các vùng đất cát khô đến vùng đất cát ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ. Trong mỗi điều kiện lập địa khác nhau là một kiểu thảm thực vật khác nhau. Đối với các đụn cát di động, thành phần loài thực vật khá đơn giản với các loài cỏ chiếm ưu thế. Trên vùng cát cố định, thành phần loài rất đa dạng với đầy đủ các loại từ thân gỗ, thân bụi, thân thảo đến thân leo. Dựa vào dạng sống có thể phân thảm thực vật thành các dạng như trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng. Trong đó trảng cây bụi là đặc trưng nhất, chiếm diện tích lớn tại vùng đất cát. Dựa vào điều kiện lập địa, có thể phân thảm thực vật thành hai kiểu đó là thảm thực vật phân bố trên cát khô và thảm thực vật phân bố vùng cát ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, trong đó thảm thực vật trên cát khô chiếm ưu thế. Phân tích thực trạng thảm thực vật vùng cát còn cho thấy giá trị to lớn của thảm thực vật trong việc bảo vệ vùng đất cát, đây là nghiên cứu làm cơ sở cho sự phục hồi thảm thực vật vùng cát sau này theo hướng bền vững.

Published

2015-11-09

Issue

Section

Khoa học Trái đất và Môi trường