Sinh viên Đánh giá Hiệu quả Dạy học: Nhận thức và Thực tế từ phía Giáo viên và Sinh viên Ngành tiếng Anh tại Đại học Huế

Authors

  • Trương Viên Khoa Tiếng Anh - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Abstract

Việc sinh viên đánh giá hiệu quả việc dạy học (SETE) là một lĩnh vực tế nhị được các nhà quản lý, giáo viên, cũng như sinh viên đại học quan tâm, bởi vì SETE thường được xem là có tác động vào chất lượng dạy học của toàn cơ sở, sự hiệu quả của từng học phần, và ngay cả động cơ học tập của sinh viên. Bài báo này tường trình những kết quả tìm thầy từ một nghiên cứu về nhận thức và sự thực hiện SETE của 37 giáo viên và 131 sinh viên hệ cao học và cử nhân ngành lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh tại một trường đại học miền trung Việt nam. Kết quả cho thấy rằng việc thực hiện SETE là cần thiết cho cả một cơ sở đại học, và việc thực hiện này đã không đi đôi với nhận thức, cũng như có sự khác biệt giữa ý kiến của GV và SV ở một số lĩnh vực của SETE. Kế tiếp, bài báo trình bày kết quả của việc điều tra thực tế ý kiến của SV đối với hai học phần được giảng dạy. Cuối cùng là phần hàm ý với một số đề nghị cụ thể giúp việc thực hiện SETE tại môi trường đại học được hiệu quả hơn.

References

Tiếng Việt

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1276/BGD ĐT-NG, ngày 20/02/2008 về Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. - Ngọc Tuấn và Hồ Thắng (2003). Sinh viên đánh giá hiệu quả dạy học. Báo Đời sống và Pháp luật, ngày 24.11.2003. - Nguyễn Trọng Di (2007). “XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CHO CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM VIỆT NAM”. Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tiếng Anh

- Aleamoni, L.M. (1981). Student Ratings of Instruction.“In Handbook of Teacher Evaluation, edited by Jason Millman. Beverly Hills, CA: Sage Publications. - Braskamp, L.& Ory, J. (1994). Assessing faculty work: enhancing individual and institutional performance. San Francisco: Jossey-Bass. - Cashin, W. E. (1995). Student Ratings of Teaching: The research revisited. Center for Faculty Evaluation and Development. Kansas State University. - Centra (1993).Reflective Faculty Evaluation. San Francisco: Jossey-Bass. - Gronlund, N. (1981). Measurement and Evaluation in Education. New York: Macmillan. - Hounsell, D. (2003). The evaluation of teaching, in H. Fry, S Ketteridge, and S. Marshall, A Handbook for teaching and learning in higher education:enhancing academic practice, London: KoganPage. - Hoyt, D. & Perera, S. (2000). Validity of the Idea Student Ratings of Instruction System: an Update Idea Research Report #2, Center for Faculty Evaluation and Development, Division of Continuing Education Kansas State University. - Huba, M. E., & Freed, J. E. (2000). Learner-Centered Assessment on College Campuses, Needham Heights, MA: Allyn & Bacon - Stein, S.J., D. Spiller, S. Terry, T. Harris, L. Deaker, J. Kennedy.(2012). Using student evaluations to enhance teaching practice: Closing the loop. Ako Aotearoa National Centre for Tertiary Teaching Excellence, NZ. - Tagomori, H.T. (1993). A content analysis of instrumnets used for student evaluation of faculty in schools of education at universities and colleges accredited by the national council for accredation of teacher education. Unpublished Ed. Doctorate dissertation.University of San Francisco. - Theall, M. & Franklin, J.(1990). Student Ratings in the context of Complex Evaluation Systems”.In M. Theall and J. Franklin (eds.) Student Ratings of Instruction; Issues for Improving Practice. New Directions for teaching and learning, No 43. San Francisco: Jossey-Bass.

Published

2016-10-20

Issue

Section

Khoa học Xã hội và Nhân văn