ĐỐI THOẠI TRONG ĐỜI SỐNG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986

Authors

  • Lê Thị Thúy Hằng Trường Đại học Dân lập Phú Xuân

Abstract

Tóm tắt: Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình. Vì vậy, tiểu thuyết là sân chơi giúp nhà văn thể hiện tâm thế sáng tạo, vượt thoát khỏi bóng dáng của chính nó cũng như tự do hút vào mình các thể loại khác. Tính động/mở của tiểu thuyết tạo đà cho tư duy đối thoại trong đời sống thể loại. Mở rộng, làm mới hệ đề tài, chủ đề và sự tương tác liên văn bản là biểu hiện của tính đối thoại trong đời sống thể loại tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Điều này góp phần khẳng định tinh thần dân chủ của thể loại tiểu thuyết nói riêng, văn học Việt Nam nói chung trên tinh thần nhận thức lại, đánh giá lại, kiến giải lại sau đổi mới (1986).

Author Biography

Lê Thị Thúy Hằng, Trường Đại học Dân lập Phú Xuân

Giảng viên khoa Xã hội & Nhân văn, Trường ĐH dân lập Phú Xuân, Huế.

References

TÀI LIỆU THAM KHẢO

. Bakhtin M. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội (1992).

. Lê Huy Bắc, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo & Gabriel Garcia Marquez, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2009).

. Trần Đình Sử, Trên đường biên của lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, (2014).

Published

2016-03-24

Issue

Section

Khoa học Xã hội và Nhân văn