TÌM HIỂU VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ỨNG XỬ GIAO TIẾP QUA LỚP TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Authors

  • Võ Minh Phát Trung cấp Phật học Đà Nẵng

Abstract

Bài viết của chúng tôi, tập trung vào nghiên cứu về đặc trưng văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt qua lớp từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và từ ngữ xưng hô trong PGVN. Chúng tôi không chỉ đi vào khảo sát đặc điểm của lớp từ ngữ xưng hô trên nguyên tắc trọng tình, nguyên tắc xưng khiêm hô tôn của người Việt, mà còn chỉ ra những nét đặc sắc của chúng trong việc thể hiện thái độ giao tiếp, cách thức giao tiếp qua mối quan hệ lien cá nhân trong giao tiếp của người Việt. Qua đó, người viết muốn làm sáng tỏ nét  đặc trưng văn hóa dân tộc qua lớp từ ngữ xưng hô Phật giáo. Đồng thời, giúp cho người đọc thấy được sự phong phú và linh hoạt của lớp từ ngữ xưng hô Phật giáo nói riêng và văn hóa ứng xử giao tiếp của người viết nói chung.

References

Đào Duy Anh (1998), Văn hoá Việt Nam sử cương, Nxb Đồng Tháp.

Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.

Thích Minh Cảnh (chủ biên), (2003), Từ điển Phật học Huệ Quang, Nxb Tổng Hợp TP. HCM.

Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ”, tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tr.1-18.

Nguyễn Văn Chiến (2004), “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt”, Nxb KHXH, Hà Nội.

Trương Thị Diễm (2013), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc, Nxb Văn học.

Thích Thiện Hoa (1992), Phật học phổ thông, Tập 1, 2, 3, Thành hội Phật giáo HCM ấn hành.

Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Nxb TP.HCM, tr.321- 322.

Võ Minh Phát (2011), Luận văn Thạc sĩ “Từ xưng hô trong Phật giáo”, Trường ĐHKH Huế.

Hoàng Phê (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hà Nội.

Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

Published

2016-07-08