ĐẶC ĐIỂM HÓA LÝ CỦA THAN SINH HỌC ĐIỀU CHẾ TỪ VỎ TRẤU

Authors

  • Trần Thị Tú Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế

Abstract

Bài báo nghiên cứu một số đặc điểm hóa lý của than sinh học sản xuất từ vỏ trấu (BRH) bằng lò đốt yếm khí. Ở điều kiện tối ưu là 3 giờ, 400 ÷ 550oC, hiệu suất đạt 48,1%, chất lượng biochar tốt, đen bóng, còn nguyên vẹn cấu trúc ban đầu và đồng đều. Kết quả phân tích EDS cho thấy BRH có thành phần chủ yếu là C, K, Si, O, Cl, Ca và P. Nhiễu xạ tia X cho thấy vật liệu này có khoảng 76,02% thành phần nước, chất hữu cơ có thể cháy và phân hủy, 23,98% chất vô cơ không bị phân hủy ở nhiệt độ < 800oC. Ảnh SEM cho thấy vật liệu có cấu trúc dạng xốp và nhiều lỗ rỗng. Diện tích bề mặt vật liệu SBET= 123,67 ± 1,47 m2/g, độ rỗng trung bình hấp phụ là 7,92 nm và giải hấp phụ BJH là 25,20 nm. Đường đẳng nhiệt hấp phụ chỉ ra biochar vỏ trấu là vật liệu mao quản trung bình theo sự phân loại của IUPAC. Điểm điện tích không của BRH là pHPZC= 8,0.

Từ khóa: EDS, PZC, SEM, than sinh học, XRD.

Author Biography

Trần Thị Tú, Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế

Thạc sĩ;

Bộ môn Công nghệ Môi trường

References

Lehmann J., Joseph S. (2009), Biochar for environmental management: An introduction. In “Biochar for environmental management: Science and Technology”, 1st edition, J Lehmann, S Joseph (eds.), Earthscan publisher, International Biochar Initiative: Westerville, OH, USA, 1–12.

Nguyễn Trung Minh và nnk (2009), “Kết quả bước đầu xác định điểm điện tích không của bazan Phước Long, Tây Nguyên bằng phương pháp đo pH”, Tạp chí Địa chất, 313 (7-8) tại http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2009/a313/Mucluc.htm.

Mohammed M.A., Shitu A. and Ibrahim A. (2014), Removal of Methylene Blue Using Low Cost Adsorbent: A Review, Research Journal of Chemical Sciences, ISSN 2231-606X, 4 (1), 91-102.

Rouquerol J., Avnir D., Fairbridge C. W., Everett D. H., Haynes J. M., Pernicone N., Ramsay J. D. F., Sing, K. S. W.; Unger, K. K. (1994), Recommendations for the characterization of porous solids (Technical Report), Pure and Applied Chemistry, 66 (8), 1739-1758, IUPAC, Great Britain, doi:10.1351/pac199466081739.

Scholz S.B., Sembres T., Robert K. G., Whitman T. and Wilson K. (2014), Biochar systems for smallholders in developing countries: leveraging current knowledge and exploring future potential for climate-smart agriculture, World Bank Publications, Washington D.C., USA.

Nguyễn Đặng Anh Thi, (2014), Bio-Energy in Vietnam Opportunities and Challenges, at http://www.renewableenergyasia.com/portals/0/seminar/3_Mr_Nguyen_Dang_Anh_Thi_Bioengergy_in_Vietnam_4_June_2014.pdf.

Trần Thị Tú, Morihiro Maeda, Lê Văn Thăng, Trần Đặng Bảo Thuyên, Nguyễn Đăng Hải (2013), Nghiên cứu sử dụng than sinh học từ vỏ dừa bón cho rau Komatsuna trên một số loại đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 51 (3B), 315-322.

Anh Tùng (2015), Than sinh học- hiệu quả nhờ công nghệ, Tạp chí Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ (STINFO), Tp. Hồ Chí Minh, Số 6/2015 tại http://www.cesti.gov.vn/images/cesti/files/STINFO/Nam2015/So6/trang_9-15.pdf.

Published

2017-03-06

Issue

Section

Khoa học Trái đất và Môi trường