MÔ HÌNH FAMA -FRENCH CHO DANH MỤC CÁC CỔ PHIẾU TRÊN SÀN HOSE - VỚI PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY PHÂN VỊ

Authors

  • PHẠM LỆ MỸ KHOA TOÁN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
  • NGUYỄN THỊ LIÊN Khoa Toán Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Abstract

Fama-French là mô hình khá hữu hiệu trong phân tích và định giá tài sản tài chính. Trong thực nghiệm người ta thường sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất - OLS (Ordinary Least Squares) để ước lượng các tham số của mô hình này. Tuy nhiên khi thị trường có biến động bất thường, việc ước lượng các hệ số trong mô hình Fama-French bằng phương pháp OLS không còn thích hợp và hiệu quả bởi vì phương pháp OLS cho đường hồi quy thông qua trung bình của các biến số nên bỏ qua một lượng lớn thông tin trong phân vị của chúng, đặc biệt là những giá trị cực biên của phân phối. Để khắc phục nhược điểm đó, trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để ước lượng các tham số trong mô hình Fama-French và kiểm định tính hiệu quả của việc tiếp cận phương pháp này cho mô hình Fama-French đối với các cổ phiếu trên sàn HOSE trong trường hợp thị trường bị sốc thông tin. Kết quả cho thấy rằng khi thị trường tài chính bất ổn yếu tố thị trường tác động tới lợi suất cổ phiếu mạnh hơn chỉ số quy mô công ty và chỉ số giá trị của công ty. Ngoài ra yếu tố quy mô cũng đóng vai trò trong việc giải thích sự thay đổi của lợi suất danh mục các cổ phiếu, cụ thể là khi thị trường có các cú sốc dương lợi suất thu được khi đầu tư vào những danh mục có vốn lớn sẽ hiệu quả hơn đầu tư vào những danh mục có vốn hóa nhỏ.

References

Trần Thị Hải Lý, Mô hình 3 nhân tố của Fama-French hoạt động như thế nào trên thị trường chứng khoán Việt nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 239 (2010), trang 50-57.

Trương Đông Lộc và Dương Thị Hoàng Trang, Mô hình 3 nhân tố Fama-French: các bằng chứng thực nghiệm từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32 (2014), 61-68.

Võ Hồng Đức, Mai Duy Tân, Ứng dụng mô hình Fama-French 3 nhân tố cho Việt nam: Cách tiếp cận mới về phân chia danh mục đầu tư, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 290, (2014), trang 18-30.

Vương Đức Quân Hoàng và Hồ Thị Huệ: Một nghiên cứu thực nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt nam, Tạp chí ngân hàng, 22 (2008), trang 38-45.

Fama, Eugene F. and Kenneth R.French, 1992, The cross-section of expected stock returns., Journal of Finance, 47, pp. 427-465.

Fama, Eugene F. and Kenneth R.French, 1993, Common risk factor in the returns on stocks and bonds, Journal of Financial Economics, 33 (1),pp 3-56.

Katja Ignatieva&David Gallagher, Concentration and Stock Returns: Australian Evidence, and Management, IPEDR vol.2 (2011), IAC IT Press, Manila, Philippines, pp 55-60.

MichaelA.O'Brien, FamaandFrenchFactorsinAustralia, Available at SSRN:

Veysel Eraslan, Fama and French Three-Factor Model: Evidence from Istanbul Stock Exchange,Business and Economics Research Journal, Volume 4, Number 2, 2013, pp. 11-22.

Robert F. Engle and Simone Manganelli (2004),Conditional Autoregressive Value at Risk byRegression Quantiles, Journal of Business & Economic Statistics, Vol. 22, No. 4, pp. 367-381.

Roger Koenker and Gilbert Bassett, Jr. (1978), Regression Quantiles,Econometrica, Vol. 46, No. 1, pp. 33-50.

Published

2016-04-21

Issue

Section

Kinh tế và Phát triển