NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TIÊU THỤ THỊT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Nguyễn Thị Minh Hoà Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế

Abstract

Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những yếu tố cấu thành và mức độ nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm (ATTP) trong tiêu thụ thịt tại Thừa Thiên Huế. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng từ 474 người tiêu dùng, thang đo nhận thức về ATTP của người tiêu dùng trong tiêu thụ thịt đã được hình thành với 50 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10 nhân tố cấu thành thang đo nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt ở địa bàn Thừa Thiên Huế đó là ý thức khi sử dụng, qui định bán thịt, sản phẩm mong đợi, ý thức đặc điểm bên ngoài, nhận biết khi sử dụng, cung cấp thông tin, kiến thức, ý thức an toàn khi mua, qui định kỹ thuật, nhận biết bên ngoài và thay đổi của người bán. Mức độ nhận thức của người tiêu dùng đối với ATTP trong tiêu thụ thịt cao hơn đối với các tiêu chí có thể cảm nhận trực tiếp bên ngoài như màu, mùi, dấu kiểm soát thú y,... và thấp hơn đối với các tiêu chí nhìn thấy gián tiếp như vận chuyển, bảo quản,...

References

(1) Becker T., Benner E. C., Kristina (1998), Summary Report on the behavior of consumers towards meat in countries in Germany , Ireland , Italy , Spain , Sweden and the UK. Project Quality Policy and Consumer Behaviour FAIR-CT 95-0046.

(2) Bektas Z. K, Miran B., Uysal O. K., Gunden C. (2011), Consumer awarness for food safety in Turkey. Bulgarian Journal of Agricultural Science, 17(4): 470-483

(3) Châu Trọng Phát và Trương Thế Vinh (2011), nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hoà, Phú Yên", Đại học Y Dược Huế.

(4) Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y Tế (2014), An toàn Vệ sinh Thực phẩm 2013

(5) Grunnert K. G. (2005), Food quality and safety: consumer perception and demand. European Review of Agricultural Economics 30(3): 369-391.

(6) Hawkins, D.I., Coney, K.A. & Best, R.J. (2003), consumer Behavior: Building Marketing Strategy, Irwin, Chicago, IL.

(7) Herrmann, R. O., Warland, R. H. and Sterngold, A. (1997), who reacts to food safety scares?: Examining the Alar crisis. Agribusiness, 13: 511–520

(8) Lê Minh Huy (2007), thực trạng kiến thức thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng và công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm An Giang.

(9) Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010

(10) Mimi Liana, Alias R. and Mord R.Y. (2010), consumer Perception Towards Meat Safety: Confirmatory Factor Analysis. Int.Journal of Economics and Management 4(2):305– 318.

(11) Nguyễn Thị Minh Hòa (2014), Các yếu tố quan tâm của người tiêu dùng tại thành phố Huế khi mua thịt lợn, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 93, 5, trang 107-116

(12) Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), giáo trình Quản trị Marketing, nhà Xuất Bản Đại học Huế

(13) Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7046:2002) về thịt tươi - quy định kĩ thuật, Hà Nội, 2002

(14) Van der Walt (1991), frame of reference.

(15) Verbeke W. (2002), Consumer perception of food safety: role and influencing factors. New approaches to food safety economics, Kluwer Academic Publisher

(16) Zaibet L., Mtimet N. (2010), Consumer perceptions of the quality and safety of meat from small ruminants: Implications for livestock keepers in Tunisia. Demand for livestock products in developing countries with a focus on quality and safety attributes: evidence from Asia and Africa. ILRI

Published

2016-04-21

Issue

Section

Kinh tế và Phát triển