ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆN TRỢ MỸ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954-1975

Authors

  • Phạm Ngọc Bảo Liêm Trường Đại học Khoa học

Abstract

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu chính trị - quân sự của mình ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975, lĩnh vực văn hóa giáo dục luôn được Mỹ chú trọng, coi đó như là nội dung không thể thiếu trong hệ thống các chính sách của Washington đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cùng với các lĩnh vực khác của xã hội miền Nam, ảnh hưởng Mỹ đối với hệ thống giáo dục đại học ngày càng gia tăng thông qua các chương trình du học, các hỗ trợ về tài chính cũng như về phương tiện, sách vở cho các viện đại học, các kế hoạch cải tổ nhằm gây dựng mô hình quản trị đại học mới theo mô hình Mỹ, điều chỉnh nội dung và chương trình giảng dạy theo triết lý thực dụng của giáo dục Mỹ … Với những nổ lực đó, đến đầu những năm 1970, ảnh hưởng Mỹ đối với giáo dục đại học miền Nam ngày một rõ nét, nó lấn át hoàn toàn mô hình giáo dục đại học Pháp vốn hiện diện lâu dài trước đó ở miền Nam.

References

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phong Hiền (1978), Một số công cụ tư tưởng phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Sưu tập chuyên đề Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam Tập 3, Hà Nội.

Đoàn Viết Hoạt (1972), Cơn sốt đại học miền Nam, Tạp chí Tư tưởng (Viện Đại học Vạn Hạnh), (2) 4-1972, tr. 81-98.

Hội đồng Quốc gia Giáo dục (1969), Kỷ yếu Hội đồng Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

Đỗ Bá Khê (1970), Giảng văn Xuất trường đọc tại Viện Đại học Cần Thơ ngày 19-12-1970.

Đỗ Bá Khê (2006), Phát triển đại học miền Nam trước 1975, in trong Giáo dục ở Miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Nguyễn Thanh Liêm chủ biên, Lê Văn Duyệt Foundation và Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long ấn hành và xuất bản, Santa Ana - CA, Hoa Kỳ, tr. 152-157.

Phạm Ngọc Bảo Liêm (2014), Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1957, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học Huế Tập 2, (2), tr. 89-100.

Nguyễn Thanh Liêm (2006), Trần Hữu Thế, in trong Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Lê Văn Duyệt Foundation và Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long ấn hành và xuất bản, Santa Ana - CA, Hoa Kỳ, tr. 52-54.

Đỗ Hữu Nghiêm (2008), Mái ấm Thụ nhân - Trường Chính trị kinh doanh, Viện Đại học Đà Lạt - nguồn: www.dunglac.org, ngày 21-01-2008.

Nguyễn Văn Nhật (2014), Nền giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam trước 1975, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, (7-8), tr. 75-91, số chuyên đề về Giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975).

Võ Quang Phúc (1979), Âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Đế quốc Mỹ vào nền giáo dục phổ thông ở miền Nam Việt Nam, Văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ - ngụy Tập II, Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 145-186.

Nguyễn Hữu Phước (2006), Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954 - 1974) - dân tộc, nhân bản, khai phóng, in trong Giáo dục ở Miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Nguyễn Thanh Liêm chủ biên, Lê Văn Duyệt Foundation và Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long ấn hành và xuất bản, Santa Ana - CA, Hoa Kỳ, tr. 134-151.

Lữ Phương (1981), Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

Huỳnh Văn Thế (2006), Giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa, in trong Giáo dục ở Miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Nguyễn Thanh Liêm chủ biên, Lê Văn Duyệt Foundation và Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long ấn hành và xuất bản, Santa Ana - CA, Hoa Kỳ, tr. tr. 167-174.

Lâm Vĩnh Thế (2003), Cơ duyên của tôi với Đại học Vạn Hạnh - nguồn: www.leaf-vn.org.

Lâm Vĩnh Thế (2006), Phát triển thư viện tại miền Nam trước 1975 - nguồn: www.leaf-vn.org.

Published

2017-07-11