ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHỐI HỢP RÁC THẢI HỮU CƠ HỘ GIA ĐÌNH VỚI PHÂN LỢN VÀ PHÂN BÒ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIUN QUẾ (Perionyx excavatus) Ở THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Hoàng Hữu Tình "Trường Đại học Nông Lâm"

Abstract

Rác thải hữu cơ hộ gia đình là những chất thải hữu cơ có nguồn carbon và nitrogen quan trọng cho giun quế phát triển. Hai thí nghiệm mà chúng tôi tiến hành trong nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa rác thải hữu cơ hộ gia đình với hoặc phân lợn hoặc phân bò làm môi trường nuôi giun quế (Perionyx excavatus). Mỗi thí nghiệm có 4 nghiệm thức tương ứng với với các tỷ lệ rác và phân khác nhau; mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD). Kết quả cho thấy, sử dụng nguồn thức ăn là rác phối trộn với phân bò hoặc phân heo có ảnh hưởng khác nhau đến số lượng và sinh khối của giun quế. Đến thời gian 50 ngày nuôi, số lượng giun trưởng thành giảm đi so với số lượng ban đầu nhưng sinh khối và tăng trọng của giun lại tăng lên. Trong đó, sinh khối giun ở các nghiệm thức R1H1 (50% rác thải và 50% phân lợn) và R1B1 (50% rác thải và 50% phân bò) tăng nhiều hơn các nghiệm thức còn lại; còn số lượng giun trưởng thành ở nghiệm thức R100 (100% rác thải) giảm nhiều hơn các nghiệm thức khác.

References

Nguyễn Hùng Long (2007). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu hiện trạng xử lý một số vùng nông thôn đô thị hóa ở miền Bắc và xây dựng mô hình thu gom xử lý rác thải khả thi, đảm bảo vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.

Mary Appelhof (1997). Worms Eat My Garbage. Tower press, Kalamazoo, Michigan, USA.

Lê Đức Ngoan (2003). Nghiên cứu môi trường nuôi giun quế làm thức ăn vật nuôi trong vụ đông-xuân ở Thừa Thiên-Huế. TC NN&PTNT; số 11/2003; tr. 1422-1424.

Lê Thị Lan Phương, Lê Đức Ngoan (2010). Ảnh hưởng của nguồn phân vật nuôi đến khả năng sinh trưởng của giun quế (Perionyx excavatus). TC NN&PTNT, số 13/2010; tr.58-61.

Rhonda Sherman (2003). Worms Can Recycle Your Garbage. North Carolina State University, North Carolina Cooperative Extension Service, USA.

Mai Thế Tâm, Nguyễn Hữu Duy, Lê Duy Khánh, Bùi Thị Như Tâm, Nguyễn Thị Cẩm Tiên, Phạm Thị Mỹ Trâm (2015). Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng rác hữu cơ từ chợ làm thức ăn cho trùn quế. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5 (24) – 2015, 39.

Đào Châu Thu (2005). Báo cáo tổng kết đề tài (hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư với Cộng hoà Italy giai đoạn 2003 - 2005): Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp để dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại vi thành phố, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

Vũ Đình Tôn, Hán Quang Hạnh,Nguyễn Đình Linh và Nguyễn Văn Duy (2009). Phát triển nuôi giun quế (Perionyx excavatus) tạo nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm và hạn chế ô nhiễm môi trường, Báo cáo tại hội thảo Chất thải chăn nuôi - Hiện trạng và giải pháp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; tr.81-87.

Bùi Minh Tuấn (2012).“Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hô gia đình”, Khóa luận tốt nghiệp ngành Môi trường. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Published

2017-01-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn