NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG PHỤC HỒI SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI XÃ HƯƠNG LÂM, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Ngô Tùng Đức Trường Đại học Nông lâm
  • Lê Thái Hùng Trường Đại học Nông lâm
  • Ngô Quốc Hiền Trường Đại học Nông lâm

Abstract

Rừng tự nhiên phục hồi sau canh tác nương rẫy tại xã Hương Lâm có cấu trúc đặc trưng cho giai đoạn chuyển tiếp từ rừng đơn ưu tạm thời sang rừng mưa hỗn hợp. Thực vật ở tầng cây gỗ có 20 loài thuộc 11 họ, chủ yếu là loài cây ưa sáng, kích thước trung bình và chưa có loài cây chiếm ưu thế. Mật độ và độ tàn che của rừng thấp, rừng có cấu trúc một tầng. Đường kính và chiều cao bình quân của tầng cây gỗ tương ứng là 19,45cm và 8,77m. Phân bố số cây theo đường kính và chiều cao tuân theo quy luật phân bố Weibull, có dạng lệch trái với hệ số α tương ứng là 1,9 và 1,4. Cây tái sinh có mật độ trung bình là 4.933 cây/ha và có sự tương đồng tương đối với tổ thành tầng cây gỗ. Số lượng cây tái sinh có triển vọng đảm bảo cho việc phục hồi rừng trong tương tai. Giải pháp lâm sinh tổng hợp bao gồm hoạt động bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng nên được phối hợp áp dụng để nâng cao chất lượng và sản rừng phục hồi tại xã Hương Lâm.

Từ khóa: Cấu trúc rừng, canh tác nương rẫy, cây tái sinh,  Hương Lâm, rừng phục hồi, tầng cây gỗ

Author Biographies

Ngô Tùng Đức, Trường Đại học Nông lâm

Giảng viên, Trưởng phòng Đào tạo sau Đại học

Lê Thái Hùng, Trường Đại học Nông lâm

Giảng viên, Khoa Lâm nghiệp

Ngô Quốc Hiền, Trường Đại học Nông lâm

Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp

References

. Chi cục thống kê huyện A Lưới, 2013. Niên giám thống kê huyện A Lưới.

. Lâm Phúc Cố, 1996. Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, tại Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Luận án PTS Nông nghiệp Hà Nội.

. Nguyễn Hải Tuất, Trần Quang Bảo và Vũ Tiến Hinh, 2011. Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2011.

. Nguyễn Vạn Thường, 1999. Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng Miền Bắc Việt Nam (Trong cuốn Một số công trình 30 năm điều tra quy hoạch rừng 1961 – 1991). Viện Điều tra Quy hoạch, Hà Nội, 1999.

. Nguyễn Văn Sản và Don Gilmour, 1999. Chính sách và thực tiển phục hồi rừng ở Việt Nam. Hội thảo Quốc gia Hòa Bình – Việt Nam, 4-5 tháng 11 năm 1999.

. Nguyễn Văn Trương, 1983. Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1983.

. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2007.

. Ủy ban Nhân dân xã Hương Lâm, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

. Hồ Đắc Thái Hoàng and Lê Văn An, 2009. Ecological changes secsion forest cover changes: A case study on changing land use and forest cover in Phu Vinh commune

. Lê Thái Hùng, 2009. Nghiên cứu diễn biến quá trình phục phục hồi rừng và một số đặc điểm lâm học của rừng phục hồi ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ Lâm học, Trường Đại học Nông lâm – Huế.

Published

2017-01-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn