PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỘC LỰC CỦA VI KHUẨN E. COLI PHÂN LẬP TỪ VỊT NGHI MẮC COLIBACILLOSIS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Authors

  • huynh ngocdiep

Abstract

Đã thu thập được 320 mẫu bệnh phẩm vịt nghi mắc Colibacillosis tại các trang trại và hộ chăn nuôi vịt trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy tỷ lệ mẫu bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn E. coli là 82,5%. Kết quả xác định các yếu tố độc lực (F1, P, TSH, IutA) của E. coli cho thấy có 75/80 chủng (93,75%) có khả năng sản sinh ít nhất 1 yếu tố độc lực. Trong đó, F1 chiếm tỷ lệ cao nhất (92,5%), tiếp theo là IutA (16,25%) và Tsh (3,75%). Chưa phát hiện chủng kháng nguyên bám dính P. Có 7 nhóm kháng nguyên O đã được xác định là: O8, O1, O5, O18, O20, O35, O115. Trong đó, cao nhất là O8 (3/52 chủng), tiếp theo là O1 (2/52 chủng); O5, O18, O20, O35 và O115 là 1/52 chủng. Vi khuẩn mẫn cảm cao với các kháng sinh như Amoxicillin/Clavulanic acid (92,86%), Norfloxacin, Amikacin (80,49%). Qua đó, có thể sử dụng phác đồ với Norfloxacin hoặc Amikacin để điều trị bệnh do E. coli gây ra trên vịt.

             Từ khóa: E. coli vịt, yếu tố độc lực, Bình Định.

References

Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Văn Cường, Lê Thị Mai Khanh, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phùng Duy Hồng Hà, (2000), Khảo sát tình hình nhiễm Salmonella và E. coli trên đàn vịt nuôi tại tỉnh Long An (1997 - 2000). Khoa học kỹ thuật thú y, VII(4), 29 – 35.

Lê Văn Đông (2011), Tình hình nhiễm và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây bệnh trên đàn vịt chạy đồng tại tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học công nghệ, 01, 33 – 41.

Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS-Excel, Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Thị Liên Hương (2010), Nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn E. coli phân lập từ ngan bệnh và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện thú y, 73 – 81.

Nguyễn Trọng Phước (1997), Bước đầu khảo sát tỷ lệ nhiễm E. coli trên vịt ở tỉnh Long An và quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Võ Thành Thìn, Ellen Ons, Bruno M. Goddeeris (2008), Một số yếu tố độc lực của các chủng vi khẩn E. coli gây bệnh ở gà nuôi tại Khánh Hòa và Phú Yên, Khoa học kỹ thuật thú y, XV(6), 38 - 43.

Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên (2000), Sử dụng thuốc và biệt dược thú y (tập I), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 259 – 260.

Dho-Moulin M. and Lafont J.P. (1982), Escherichia coli colonization of the trachea in poultry: comparison of virulent and avirulent strains in gnotoxenic chickens, Avian Diseases, 26(4), 787-797.

Dho-Moulin M. and Fairbrother J.M (1999), Avian pathogenic Escherichia coli (APEC), Vet. Res. 30, 299-316.

Plumb D.C (2002), Veterinary drug handbook (4th edition), PharmaVet Publishing, White Bear Lake, Minnesota

Quinn P.J., Carter M.E., Markey B., and Carter G.R. (2004), “Enterobacteriaceae” In: Clinical veterinary Microbiology, Elsevier, 209-226.

Published

2017-01-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn