MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA HẬU THỰC CHỨNG

Authors

  • lê bình phương luân Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Chủ nghĩa hậu thực chứng là một trong những giai đoạn phát triển của triết học khoa học phương Tây hiện đại. Sự xuất hiện của nó đánh dấu sự chuyển hướng trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết học khoa học nửa cuối thế kỷ XX. Một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hậu thực chứng là sự phát triển của khoa học. Chủ nghĩa hậu thực chứng đưa ra một loạt mô hình của sự phát triển khoa học. Nhà triết học Anh, K.Popper đưa ra quan điểm “sự tăng trưởng của tri thức” thông qua sự bác bỏ các lý thuyết và thay thế bằng lý thuyết tốt hơn. Còn mô hình phát triển khoa học của nhà triết học, nhà lịch sử khoa học Mỹ, T.Kuhn gắn liền với lý luận “hệ chuẩn mực”. Theo đó, sự phát triển của khoa học là lịch sử thay thế nhau của các hệ chuẩn qua các thời đại lịch sử khác nhau. I.Lakatos thì lại xem sự phát triển của khoa học là sự thay thế những “chương trình nghiên cứu khoa học” đang cạnh tranh nhau. Quan niệm về sự phát triển của khoa học của P.Feyerabend gắn với chủ nghĩa đa nguyên phương pháp luận.

References

Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, Giáo trình lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.

Lưu Phóng Đồng, Triết học phương Tây hiện đại - tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

Nguyễn Hào Hải, Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Văn hóa thông tin, 2001.

J.K.Melvil, Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Giáo dục, 1997.

E.E.Nexmeyamov, Triết học- Hỏi và đáp, Nxb. Đà Nẵng, 2004.

Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

K.Popper, Lôgíc và sự tăng trưởng tri thức khoa học, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, (tiếng Nga), 1983.

Published

2013-03-21