VỀ CÁC LOẠI HÌNH HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH VĂN HÓA SA HUỲNH Ở QUẢNG NAM

Authors

  • Lê Duy Sơn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Quảng Nam là một trong những địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh với khoảng gần một trăm di tích được phát hiện và nghiên cứu. Ngoài sự phân bố mật tập ở vùng đồng bằng, gò đồi thuộc lưu vực sông Thu Bồn, dấu tích của nền văn hóa này còn được tìm thấy rải rác ở tận miền rừng núi ở phía tây và vùng ven biển - đảo ven bờ ở phía đông. Với không gian sinh tồn rộng lớn đó, cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam đã tạo nên bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo, thể hiện qua những di sản vật chất dồi dào để lại trong lòng đất, gợi nên những hình bóng sinh động của bức tranh dân cư - xã hội một thời cổ xưa trên mảnh đất này.

Tìm hiểu các loại hình hiện vật trong các di tích khảo cổ là một trong những hướng tiếp cận chính nhằm làm rõ đặc trưng của một nền văn hóa, phục dựng diện mạo đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của một lớp cư dân vốn đã từng là chủ nhân của một vùng đất trong thời quá khứ. Theo đó, việc phân loại, nghiên cứu các loại công cụ, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, trang sức… bằng các chất liệu khác nhau trong những di tích khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam sẽ góp phần giải quyết những vấn đề khoa học và thực tiễn đã và đang đặt ra hết sức thiết thực.

References

Andreas Reinecke, Ohrringe mit Tierkopfenden in Südostasien, Beiträge zur Allgemeinen und Vergleichenden Archälogie, Band 16, Mainz, (1996), 5-51.

Andreas Reinecke, Lê Duy Sơn, Ein neu entdecktes Gräberfeld der Sa Huỳnh-Kultur von Gò Mùn in Mittelvietnam, Beiträge zur Allgemeinen und Vergleichenden Archäologie, Band 20, Mainz, (2000), 5-43.

Trương Hoàng Châu, Di tích khảo cổ học Đại Lãnh (Quảng Nam - Đà Nẵng), Những phát hiện mới về khảo cổ học (NPHM) năm 1979, Nxb KHXH, Hà Nội, (1980),164-166.

Nguyễn Chiều, Văn hóa Sa Huỳnh ở lưu vực sông Thu Bồn và vị trí của nó trong thời đại kim khí ở miền Trung Việt Nam, Hội nghị quốc tế “100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh“, Quảng Ngãi (7/2009).

Nguyễn Lân Cường, Di cốt người cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam, Hội nghị quốc tế “100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh”, Quảng Ngãi (7/2009).

Đoàn khai quật Lai Nghi, Khai quật khu mộ táng Lai Nghi (Quảng Nam) lần thứ hai, năm 2003, NPHM năm 2003, Nxb KHXH, Hà Nội, (2004), 241- 243.

Lâm Mỹ Dung, Văn hóa Sa Huỳnh từ những phát hiện và nghiên cứu mới, Hội nghị quốc tế “100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh”, Quảng Ngãi (7/2009).

Trần Kì Phương, Hồ Xuân Tịnh, Về vật trang sức hai đầu thú trong văn hóa Sa Huỳnh, KCH, số 3 (1987), Hà Nội, 54-56.

Hoàng Thúy Quỳnh, Đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh, Hội nghị quốc tế “100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh”, Quảng Ngãi (7/2009).

Trịnh Sinh, Khuyên tai tượng dê ở Đại Lãnh, NPHM 1980, Hà Nội, (1981), 153-155.

Lê Duy Sơn, Andreas Reinecke, Đồ trang sức trong văn hóa Sa Huỳnh và những cảm nhận qua quá trình tiếp cận, Hội nghị quốc tế “100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh”, Quảng Ngãi (7/2009).

Published

2013-03-21