SẮC THÁI THỊ TÀI, TRIẾT LÝ HÀNH LẠC TRONG HÁT NÓI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Authors

  • Nguyễn Ngọc Thành Trường Đại học Phú Xuân – Huế
  • Hà Ngọc Hòa Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Hát nói một thể loại văn học dân tộc được sinh ra từ bộ môn nghệ thuật ca trù. Ca trù với hơn 40 thể khác nhau, nhưng hát nói lại được các tao nhân mặc khách ưa chuộng nhất. Bởi hát nói là một lối chơi phong lưu tao nhã, đồng thời là nơi gửi gắm nỗi lòng, nêu tuyên ngôn chí hướng, tự khẳng định ý chí của mình và tìm những cung bậc tri âm. Hay nói như Đỗ Bằng Đoàn “Đương thời mượn tiếng mỹ nhân để thưởng thức văn chương, mượn âm điệu để giải bày tâm sự, xuất thế hay nhập thế, thuật hoài hay nhắn nhe, tả tình hay tả cảnh, bài hát nói nào tình cảm cũng dồi dào, tư tưởng cũng phong phú, đọc không biết chán, xem không biết mỏi”.

References

Nguyễn Đăng Điệp, Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.

Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 1995.

Trần Văn Giàu, Sự vận động tư tưởng ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

Lê Thanh Hiền, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc toàn tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, tập 2, 2003.

Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.

Phương Lựu, Đạo gia và văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000.

Trần Nho Thìn, Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003.

Trần Ngọc Vương, Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995.

Published

2013-03-21