TƯ TƯỞNG ĐỀ CAO NHO GIÁO CỦA VUA MINH MỆNH TRONG MINH MỆNH CHÍNH YẾU

Authors

  • Lê Cảnh Vững Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội ảnh hưởng sâu đậm đến chính sách cai trị của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Đối với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, Nho giáo cũng được chọn lựa làm học thuyết cai trị đất nước khi những tư tưởng phương Tây chưa có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi tư duy của giai cấp phong kiến. Vua Minh Mệnh là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Sau khi kế thừa sự nghiệp thống nhất quốc gia của vua Gia Long, vua Minh Mệnh bắt tay xây dựng quốc gia với không ít khó khăn. Việc chọn lựa Nho giáo với lý tưởng xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh đã được vua Minh Mệnh thực hiện khá hoàn hảo. Những nội dung cơ bản của Nho giáo đã được vua Minh Mệnh vận dụng như tư tưởng đức trị, yêu dân, làm cho dân yên ổn; những yêu cầu về phẩm chất của quan lại; tư tưởng đề cao giáo dục, phổ cập giáo hóa và sử dụng hiền tài… đã giúp cho nước Đại Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh trong khu vực lúc bất giờ. Khảo sát tư tưởng Nho giáo thể hiện trong tác phẩm Minh Mệnh chính yếu sẽ giúp chúng ta có những bài học bổ ích trong việc xây dựng xã hội hiện đại.

References

(Nhiều tác giả), Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010.

Quang Đạm, Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1999.

Chu Hy, Tứ thư tập chú, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998.

Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 2000.

Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài, Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1994.

Nguyễn Hoài Văn, Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, Nx.b Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

Published

2013-03-22