LỢI THẾ SO SÁNH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TÔM NUÔI Ở TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Authors

  • Nguyễn Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
  • Phan Văn Hòa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Abstract

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày một sâu sắc, trong đó tôm nuôi là sản phẩm hàng hóa có khả năng hội nhập lớn nhưng cũng đứng trước thách thức cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có lợi thế so sánh cao trên thị trường thế giới với điều kiện môi trường không bị ô nhiễm, dịch bệnh không xảy ra và không sử dụng chất kháng sinh trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu bỏ ra 0,7523 USD chi phí nội nguồn để nuôi tôm và xuất khẩu sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ gia tăng là 1 USD. Với các kịch bản: chi phí nội nguồn tăng 5%, 10%, 15%, 30%; chi phí ngoại nguồn tăng 5%, 10%, 15% và thậm chí 30%; chi phí ngoại nguồn tăng 5%, 10%, 15%, 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 5%, 10%, 15% và 30% nhưng các hệ số DRC/SER phần lớn vẫn nhỏ hơn 1, tức lợi thế so sánh sản phẩm tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn được duy trì. Ngoại trừ, trong 3 trường hợp xấu nhất, chi phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn đều tăng 30% trong khi đó giá tôm xuất khẩu giảm 30%, chi phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn đều tăng 15% trong khi đó giá tôm xuất khẩu giảm 15% và trường hợp giá tôm xuất khẩu giảm 30%  thì nuôi tôm ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định sẽ không có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, kịch bản này chỉ xảy ra trong hi hữu.

References

Bộ Thuỷ sản, Báo cáo hiện trạng và các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững các tỉnh ven biển miền Trung, Hà Nội, 2006.

Cục thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2010 và website: http://cucthongke.binhdinh.gov.vn/, 2010.

Phạm Vân Đình cùng nhiều tác giả, Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng ở các vùng sinh thái VN, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2006.

Phùng Thị Hồng Hà, Tiêu thụ thuỷ sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ 2006, mã số: B2006-12-02, Huế, 2008.

Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tiền, Ngành TS VN - Thực trạng và thách thức trong quá trình hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (2005), 321-322.

Trần Đức Hạnh, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng phân tích thị trường phục vụ hoạch định chiến lược xuất khẩu thuỷ sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

Trần Đức Hạnh, Nguyễn Văn Phúc, Xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm bằng phương pháp định lượng, 2007.

Phan Văn Hoà, Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên Huế trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Luận án Tiến sĩ kinh tế, 2009.

Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, 2005.

Ronald D. Zweig, Hà Xuân Thông, Lê Thanh Lựu, Việt Nam, Nghiên cứu ngành thủy sản, EASRD, 2005.

Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phạm Anh Tuấn, Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Hà Nội, 2005.

Trần Văn Tùng, Ảnh hưởng của tự do hoá trong thương mại đối với phát triển bền vững môi trường biển và nước ở Việt Nam, Hà Nội, 2006.

Published

2013-03-22