TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT QUY MÔ HỘ Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, MÔ HÌNH HIỆU QUẢ VÀ TIỀM NĂNG

Authors

  • Nguyễn Tài Phúc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
  • Trần Minh Trí
  • Võ Vân Sơn

Abstract

Nam Đông là một huyện miền núi có nhiều tiềm năng về phát triển rừng trồng sản xuất. Trong những năm gần đây, hoạt động trồng rừng đã được đẩy mạnh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Các loài cây chủ yếu được sử dụng gồm keo tai tượng, trong khi đó, hiệu quả tài chính của cây keo lai cao hơn keo tai tượng 1,19 lần. Kết quả và hiệu quả trồng rừng chưa cao, đặc biệt là nhóm hộ đồng bào dân tộc ít người, NPV/ ha ở hộ người Kinh là 7,1 triệu đồng và hộ đồng bào dân tộc là 5,2 triệu đồng. Các yếu tố về quy hoạch, kỹ thuật trồng, chọn giống và tiêu thụ có tác động rất lớn tới hiệu quả rừng trồng sản xuất. Vì thế, cần thực hiện các giải pháp kinh tế và kỹ thuật để khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất ở huyện Nam Đông.

References

Lê Trọng Hùng, Giải pháp thúc đẩy quá trình tập trung đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh vùng trung tâm Bắc Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 5/2008.

Phân viện điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ, Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020, 2009.

Phòng Thống kê huyện Nam Đông (PTKND), Niên giám thống kê năm 2010, 2009, 2008.

Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung, Đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp Việt Nam, 2003.

Võ Vân Sơn, Phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất của các nông hộ ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, 2009

Trần Minh Trí, Lê Thanh An, Trần Đoàn Thanh Thanh, Nghiên cứu hiệu quả rừng trồng keo theo độ dài chu kỳ khai thác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế, 2009.

Trần Đình Tùng, Lê Trọng Hùng, Vũ Văn Mễ, Hoàng Ngọc Tống, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Kinh tế lâm nghiệp và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006

Published

2013-03-22