ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Đặng Thùy Dung Khoa Địa ĐHSP, ĐHH
  • Nguyễn Hoàng Sơn Khoa Địa ĐHSP, ĐHH

Abstract

Huyện Nam Đông và A Lưới là hai huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế có tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, nội bật là hệ thống thác, suối và hang động, bãi đá như thác A Nô, thác Mơ, hang động Kềnh Crâm thuộc và các di tích lịch sử, lễ hội, trò choi dân gian và làng nghề truyền thống như Đồi Du Kích (xã Thượng Quảng), Đồi Thịt Băm, Cụm địa đạo động So A Túc, Đồi A Bia (xã Hồng Bắc), lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển du lịch tại 2 huyện lại không tương xứng với nguồn tài nguyên du lịch: doanh thu thấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu; tài nguyên tự nhiên có nguy cơ bị suy thoái và các di tích lịch sử, văn hóa đặc trưng dần mai một. Do đó, cần nâng cao năng lực quản lý và bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch, thực hiện đồng bộ các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; tuyên truyền, quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch.

References

Ban quản lý du lịch huyện A Lưới (2015), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch qua các năm, A Lưới.

Ban quản lý du lịch Nam Đông (2015), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch qua các năm, Nam Đông.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Huế.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế, (2015), Tập số liệu khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế.

Ủy ban nhân dân huyện A Lưới (2015), Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn huyện, Huế.

Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông (2010), Đề án bảo tồn lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu huyện Nam Đông, Huế.

Published

2017-03-06