NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN BIỂN VỊNH BẮC BỘ PHỤC VỤ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Authors

  • Hà Quý Quỳnh Ban ứng dụng và Triển khai Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Abstract

Vận dụng qui luật địa đới, phi địa đới, hải dương, sinh thái để xác định các yếu tố hình thành Sinh thái cảnh quan (STCQ) và đánh giá các kiểu Sinh thái cảnh quan Vịnh Bắc Bộ (VBB) phục vụ Bảo tồn Đa dạng sinh học. Từ đó làm rõ giá trị của các kiểu sinh thái cảnh quan trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Vịnh Bắc Bộ. Vịnh Bắc Bộ nằm trong Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió có mùa đông lạnh Bắc Việt Nam. Lớp cảnh quan Biển Vịnh bắc bộ hình thành 3 phụ lớp, 7 kiểu sinh thái cảnh quan. Giá trị bảo tồn Đa dạng sinh học VBB thể hiện ở giá trị bảo tồn của 7 kiểu STCQ: giá trị cao có 4 kiểu BB_I_2, BB_I_3, BB_II_1 và BB_II_2; giá trị trung bình 2 kiểu BB_1_1 và BB_III_1; giá trị bảo tồn thấp có BB_I_4 và vùng ven biển bờ cát miền trung.

References

Bộ Ngoại giao Việt Nam (2004), Hiệp định phân định Vịnh Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hà Nội.

Trịnh Dánh (1979), Sơ đồ so sánh sinh địa tầng các trầm tích Neogen ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 1/4: 106-114, Hà Nội.

Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Công Thung và nnk (1999), Đánh giá khả năng khai thác các hệ sinh thái biển điển hình phục vụ hoạt động du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà, Báo cáo l¬ưu trữ tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng.

Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội.

Trần Đức Thạnh (2009), Tài nguyên vị thế của hệ thống vũng vịnh ven bờ Việt Nam, Hoạt động Khoa học, Số 6.2009 (601): Tr.17 - 19.

Trần Đức Thạnh và nnk (1997), Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam, Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IV. Nxb. KH & KT. Hà Nội. tr.7 - 28.

Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy (2008), Một số kỳ quan địa chất tiêu biểu ở vùng biển và ven bờ Việt Nam, Trong “Địa chất biển Việt Nam và Phát triển bền vững”, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 428-436.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2009), Atlat điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi trường vùng Biển Việt Nam và kế cận, NXB Khoa học và Công nghệ.

Dovjikov A. E (1963), Địa chất miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 583.

Ixatsenco. A.G (1965), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng Địa lý tự nhiên, NXB Đại học Matxcơva.

Kalexnik. X.V (1972), Những qui luật Địa lý chung của trái đất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

http://glovis.usgs.gov. Ảnh vệ tinh Landsat của Mỹ

Published

2017-03-06